Mar 18, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
Giới thiệu sách báo, CD


DƯƠNG NHƯ NGUYỆN - HIỆN TƯỢNG HAY BIỂU TƯỢNG QUA BUỔI ÐỌCSÁCH VÀ TRÌNH DIỄN NHẠC TẠI THƯ VIỆN KING, SAN JOSE,NGÀY 11 – 3 - 2007 - VIỆT BẰNG

Mặc dầu Ban Tổ chức chỉ gửi giấy mời một số khán giả nhưng số người đến hội trường khá đông, khoảng hơn 100, chiếm hết tất cả số ghế của phòng họp.

Trong số tham dự có nhiều văn nghệ sĩ vùng Vịnh - NV Nguyễn Xuân Hoàng, NV Diệu Tần, NV Lâm Văn Sang, NV Ðỗ Quang Trình, NT Diên Nghị, NT Việt Bằng, NT Kim Vũ, NV Lê Quý Thụ, NS Lê Quốc Tấn, NS Vũ Ðức Nghiêm, BS Nguyễn Thượng Vũ, GS Nguyễn Khoa Thái Anh Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, LS Nguyễn Hữu Liêm, DS Luu Văn Vịnh, một số cựu học sinh Trưng Vương, Chu Văn An, một số khán giả Mỹ và một số’ sinh viên học sinh thế hệ.thứ hai, thứ ba, v.v...

Lời mở đầu của tác giả: sự đa dạng của tiềm năng phụ nữ Việt Nam: Mở đầu chương trình NV Dương Như Nguyện cho biết chương trình sẽ song ngữ, mặc dù không bắt buộc phải trình diễn âm nhạc trong chương trình đợc sách, cô đã chọn phương thức “voice recital” nới lên tính cách đa dạng của phụ nữ Việt Nam và đặc thù`”đa dạng” của những công việc người phụ nữ Việt Nam đã phải cáng đáng. Cô cho biết nếu có một mục đích cho sự có mặt của cô trong ngày trình diễn: đó là để nói lên tính “đa dạng”của những vai trò cô đã phải đảm nhiệm…Trước khi bay qua SJ, cô đã thức suốt đêm để sửa soạn thuyết trình vế “artificial intelligence” (thông minh nhân tạo) là một đề tài không văn nghệ chút nảo, kh6ng liên quan gì đến văn chương sáng tạo hay âm nhạc…Cô muốn dem sự tương phản của những vai trò này đến với khán giả San Jose đã có lòng ưu ái đến xem cô trình diễn.

Voice recital: Phần trình diễn âm nhạc quốc tế và nhạc Việt theo thể điệu bán cổ điển: Sau đó, cô mở đầu chương trình bằng “voice recital” -- trình bầy một số bản Nhạc Cổ Ðiển Tây Phương - Mozart, Bizet, Weber, lời Anh, Pháp và Việt. Phần cuối của ‘voice recital” là nhạc phẩm mà khán giả cảm thấy rất quen thuộc, Trên Ngọn Tình Sầu, Nhạc Từ Công Phụng phổ thơ Du Tử Lê, để vinh danh sáng tác Việt Nam đứng bên cạnh kho tàng âm nhạc của thế giới. Cô dịch tên bản này là “Peak of Love’s Tristess,” trên tờ chương trình phát cho khán giả. Một điểm đặc biệt chưa từng ai làm là điều sau đây: Cô hát Trên Ngọn Tình Sầu theo thể bán cổ điển” bằng giọng nữ cao vừa (mezzo-soprano) (điều này đã có Từ Dung, vợ của Từ Công Phụng, làm ở Việt Nam rồi), nhưng thêm vào đó, DNN lại “giáo đầu” bản nhac Việt Nam này (prelude) bằng một vài dòng ngân nga theo kiểu acapella (“hát không nhạc đệm”), trích từ nhạc kịch của Vincenzo Bellini, một nhạc sĩ/soạn giả cổ điển thuộc trường phái Bel Canto cửa Ý Ðại Lợi – như thế cô đã đặt Từ Công Phụng và Du Tử Lê bên cạnh một soạn giả viết “melody” lừng danh quốc tế như Bellini (tài nghệ viết melody của Bellini đã từng được Chopin ca tựng), điều này cho thấy dưới mắt cô và trong tâm hồn cô, cái đẹp của nhạc Từ Công Phụng/thơ Du Tử Lê, đã trở thành quốc tế. Cô cắt nghĩa sự tương phản về ý nghĩa giữa hai bản nhạc này: Trên Ngọn Tình Sầu có thể nói về tình yêu đôi lứa, trong khi nhạc của Bellini nói về tình yêu rộng lớn hơn – tình yêu nhân loại và tổ quốc trong lòng một phụ nữ đã được thánh hớa – đó là nhân vật Norma của Bellini, một nhân vật phụ nữ đã phải chịu đựng sự giằng xé nội tâm của nợ nước và tình nhà (một phần nào tương tự như tâm trạng bà Trưng Trắc trong huyền sử về Thi Sách) sau đó trong phần thuyết trình, DNN lại nói về biểu tượng bà Trung Trắc…(Ðiều này làm tôi (người viết bài tường thuật) nghĩ ngợi rất nhiều về dụng ý của người trình diễn…)

Một bản nhạc quốc tế cô trình diễn là bản tình ca trong nhạc kịch Carmen, cô hát bằng tiếng Pháp, nhưng lại phát âm chữ “R” theo lối tiếng Ý. Cô giải thích cho khán giả hiểu đây là thông lệ của giới ca hát cổ điển, và chính người Pháp (nổi tiếng là ái quốc cực đoan) đã hy sinh ngôn ngữ của mình để bảo vệ truyền thống “thanh nhạc” của người Ý, ông tổ của ngành “thanh nhạc” quốc tế. Tôi tự hỏi, có phải chăng DNN muốn cổ võ cho một đường hướng ca hát mới cho nhạc Việt Nam – rằng các ca sĩ VN không nến ngần ngại nếu phải hy sinh một phần thổ âm tiếng Việt và cách phát âm lời Việt, để đi theo nghệ thuật “thanh nhạc” thế giới, như người Pháp đã làm?

Trong một bản nhạc của Mozart ca tụng thiên tài thế giới này, một lần nữa, cô phỏng dịch lời Ý bằng cách viết lời VN và hát lời Việt vào nhạc Mozart một cách rất trơn tru, dù rằng bản nhạc của Mozart mang rất nhiều nốt kép (trills), trong khi tiếng Việt là thổ âm đơn (monosyllabic). Nếu ai hiểu âm nhạc và ngôn ngữ học, nhất là về tonal language (ngôn ngữ có dấu, như tiếng Việt) chắc sẽ ngạc nhiên hứng thú với việc làm của DNN:

Ôi người đẹp cửa lòng, tôi nguyện dâng em trái tim
Người tôi yêu dấu muôn đời, tôi xin tôn vinh

Xin hãy nhắc cho tôi nhớ rằng yêu là dau khổ
Xin hãy nhắc cho tôi nhớ rằng yêu là đem cho trái tim
.
Tưởng cững nên nói lên điều sau đây: cuốn tiểu thuyết “Con Gấi của Sông Hương” của DNN, nội dung nòng cốt của chương trình March 11 tại thư viện King, nói về nguồn cội, phụ nữ Việt Nam, nhưng đồng thời bức tranh nguồn cội ấy được vẽ lên nền (fonde/backdrop) là nhạc classique Tây Phương. Ðộc giả xem cuốn tiểu thuyết sẽ thấy rất rõ điều này – nhà văn dùng nhạc cổ điển Tây Phương làm biểu tượng “motif” cho cốt truyện, đồng thời lại nhắc nhở đến điệu Nam Ai, Nam Binh của tiếng hò cô lái đò trên sông Hương -- nhạc cổ truyền miền Trung trở thành một phần của biểu tượng thẩm mỹ, bên cạnh nhạc cổ điển Tây Phương, trong cuốn tiểu thuyết của cô…Ở phần voice recital cho chương trình San Jose cũng thế – cô hát nhạc dân tộc mang âm hưởng miền Trung qua bản Nước Non Ngàn Dặm Ra Ði (NNNDRD) sau khi đã trình diễn nhạc cổ điển và những bản nhạc mang âm hưởng cổ điển. Vầ vì thế, người viết bài tường thuật cho rằng phương thức “voice recital” pha trộn với phần đọc sách của nhà văn DNN phải chăng cũng là một dụng ý?

Ngoài NNNDRD, cô còn hát thêm một bài trong trường ca Hòn Vọng Phu để kết thúc chương trình voice recital. Người tường thuật thấy rõ rằng DNN (người ca sĩ) có dụng ý muốn phổ biến nhạc Việt trong lòng người Mỹ, vì cô đã phỏng dịch lời ca Hòn Vọng Phu thành tiếng Anh (đúng ra cô viết lời tiếng Anh theo ý bài hát tiếng Việt) và cô đã hát một đọan ngắn, như sau (theo website yêu cầu, tác giả đã gửi nguyên bản như sau):

A hundred years since then have passed
A hundred sounds echoed memory
The wind afar has cast
Her soul into eternity

So the legend goes
The tale of her sorrow
Her tears go on to flow
Into the sea below

Người tường thuật vô cùng ngạc nhiên với tính “đa dạng” của người phụ nữ này. Theo tôi, lời hát tiếng Anh cho Hồn Vọng Phu “thoát”, và là một việc chưa ai làm. Bác sĩ Nguyễn Thượng Vữ, một nhân sĩ trong vùng Vịnh Bắc Cali, hình như cũng tỏ lòng yêu thích lời tiếng Anh mà DNN viết cho nhạc Lê Thương NVP. Ðem điệu nhạc «ngũ~ cung » của Hòn Vọng Phu (pentatonic scale) vào tiếng Anh không phải là chuyện dễ !!!

Trong phần trình diễn nhạc Broadway của Hoa Kỳ, cô chọn và giải thích bản “Mong Mỏi Sao Anh Có Mặt” của danh tài âm nhạc hiện đại Andrew Lloyd Weber (người Anh), nói về tình yêu đôi lứa giữa hai cá nhân chênh lệch tuổi tác, đến với nhau vì sân khấu và âm nhạc, do chính cô dịch lời Việt, hình như thích hợp với đề tài bài thơ xuôi tác giả muốn đọc, nói về tình yêu, “Một Ngàn Lẻ Một Cách Yêu Em…” Tuy nhiên đáng tiếc, vì lý do kỹ thuật, cô đã không đọc bài thơ này… Website Viêt Bằng có nhã ý đăng tải bài thơ ở đây, sau khi đã yêu cầu cô gửi đến ban biên tập. Ðây là một bài thơ mà theo cô, chưa hề xuất bản bao giờ dưới bất cứ hình thức nào. Website này có quyền đăng tải độc nhất qua dạng mạng lưới (internet exclusive).

Xin nói thêm về tờ chương trình (program) được phát cho khán giả, trong đó DNN kê khai rõ rệt tên và nguồn gốc từng bản nhạc, bản nào là nhạc kịch cổ điển, bản nào là sân khấu hiện đại, và bản nào là nhạc Việt Nam đem để cạnh nhạc classique lừng danh thế giới, không thể gọi là nhạc kịch, vì Việt Nam không có nhạc kịch (ngoại trừ đôi ba vở “nhạc kịch” rất phôi thai của Hoàng Thi Thơ – Việt Nam chỉ có kịch thơ – trong một bài nhận định văn học (có đăng tải ở website), DNN đã khẳng định dưới con mắt cô nhin, kịch thơ VN là một hình thức nhạc kịch. Khán giả chú tâm theo dõi chương trình SJ March 11 không thể nào có sự nhầm lẫn về các loại nhạc, hoặc chủ ý của người trình diễn, nếu đọc tờ chương trình và suy nghĩ chín chắn và đứng đắn. Ðó là mục đích của tờ chương trình theo đứng phương thức recital.

Thêm vào đó, thư viện giới thiệu tiểu sử tác giả, dùng tên chính thức của cô ở Mỹ là Wendy Duong. Ðộc giả theo dõi sinh hoạt của cô qua các tác phẩm và tài liệu phổ biến trên mạng lưới sẽ hiểu rõ Wendy Duong chính là DNN, còn viết dưới bút hiệu Uyen Nicole Duong -- một lần nữa, tính đa dạng của một phụ nữ Việt Nam cưu mang nhiều đường hướng…Ðiều này làm người tường thuật cảm thấy bâng khuâng với câu hỏi: tại sao một con người cớ thể gồng gánh nhiều việc như vậy? Ðây có phải là tiếng than u hoài của người nghệ si bị bó buộc bởi hoàn cảnh phải cưu mang làm việc vừa sinh nhai để “được độc lập tài chính” (lời của DNN nói ở một dịp khác), lại vừa đi tìm cái đẹp trong đời sống theo thôi thúc sáng tạo (một lần nữa, tôi nhớ đến biểu tượng Thúy Kiều và biểu tượng Trưng Trắc mà nhà văn nói đến – một bên là sự "đa mang” “đa diện” cùa Nàng Kiều giả tưởng (cầm, kỳ, thi, họa kỹ nữ, kỳ nữ,tỳ nữ, sư nữ, hiếu tử, nghệ sĩ, etc.); một bên là sự đa mang, đa diện của Bà Trưng lịch sử – nợ nước thù nhà, người yêu nước, con gái Lạc Hầu Lạc Tướng, nguời chị gái, người góa phụ, trên đôi vai thanh lịch của nữ nhân gồng gánh cả một quốc gia và sự sống còn của dân tộc?

Phần Ðọc Sách (Literary Reading): Trong phần Giới thiệu tác phẩm, tác giả giải thích nhan đề cuốn truyện “Con Gái Của Sông Hương” thay vì Con Gái Sông Hương, chữ “của” có thế làm nặng nề hơn nhưng lại mang tính chất huyết thống (geneology) của người con gái hoàng tộc sinh trưởng tại Huế. Sự lựa chọn này dến từ ý kiến của thân mẫu tác giả.

Vì tiểu thuyết “Sông Hương” dựa trên biểu tượng thơ Baudelaire, nhà văn đọc vài hàng từ “Hoa Tội Lỗi” (Fleurs du Mal) của thi hào nước Pháp, trước khi đợc một đọan văn trong tiểu thuyết nói về ký ức của một phụ nữ Việt Nam về dòng thơ Baudelaire – Có giải thích tương quan giữa tiểu thuyết của mình với tâm tình Baudelaire. Cô chọn đọc những câu từ L’invitation au Voyage và Receuillement – cả hai bài đều được trích dẫn bởi nhân vật nữ trong tiểu thuyết “Sông Hương.” Nhà văn pha trò - giọng đọc tiếng Pháp của cô là tiếng Pháp của Người Mỹ gốc Việt đã sinh sống trên đất Mỹ hơn ba thập niên, không còn nói được tiếng Pháp trôi chảy!

Tiếp theo tiết mục chính của chương trình – phần thuyết trình luận đề. Theo tờ chương trình, bài thuyết trình sẽ được trình bầy bằng tiếng Anh, “From Lady Kieu To Queen Trung Trac – The Female Motif and National Identity” (tạm dịch là Từ Nàng Kiều Ðến Trưng Vương: Biểu Tượng Phự Nữ và Bản Ngã Dân Tộc.” (Xin lưu ý, DNN là cựu nữ sinh TV). Tuy chương trình khẳng định bài thuyết trình bằng tiếng Anh, tác giả đã xin ý kiến của khán giả, và theo lời yêu cầu của đám đông, cô đã nói trực tiếp bằng tiếng Việt.

Ðể mở đầu bài thuyết trình, tác giả đặt vấn đề biểu tượng phụ nữ Female Motif, trong văn chương và lịch sử Việt Nam. Sau đó, cô nêu lên một vài điểm như sau:

-- Thúy Kiều trở thành một biểu tượng văn hóa / cultural motif, tiêu biểu cho việc đi tìm thẩm mỹ trong cuộc đời qua đặc tính dân tộc Việt Nam, cộng thêm ý nghĩa phấn đấu trước nghịch cảnh, nới lên sự trường tồn của dân tộc Việt - dân tộc bị kìm kẹp, bị đem ra làm con vật hy sinh chẳng khác chi thân phận bọt bèo của người kỹ nữ tài hoa TK, cộng thêm nữa triết thuyết hài hòa với định mệnh phù hợp với quan niệm tài mệnh tương đố, nói lên tâm linh chung của dân tộc Việt Nam. Do đó việc nàng Kiều là người Việt hay Hoa (DNN nhấn mạnh điều này) không còn quan trọng; cái quan trọng là trong tinh thần TK có tinh thần độc đáo của dân tộc Việt Nam qua tâm tư Nguyễn Du, rất đặc thù và rất nhân bản (humanism). Và vì thế v/d Thúy Kiều là nhân vật giả tưởng không còn quan hệ khi chỗ đứng của TK đã trở thành chỗ đứng của nhà trí thức và nhà sáng tạo Việt Nam - Nguyễn Du.

- Nguyễn Du, người Việt dầu tiên có tên trong Tự Ðiển Văn Chương Thế Giới - Merriam Webster xuất bản, đã biến Thúy Kiều thành một biểu tượng văn chương bác học sáng tạo độc nhất vô nhị của tiếng Việt trong lòng văn hóa dân tộc (cô đem tài liệu này đến cho khán giả dưới hình thức “handout.”)

- Bà Trưng không những là một biểu tượng phụ nữ , hay biểu tượng lịch sử, mà còn là một biểu tượng dựng nước / nation-building. (Người tường thuật tự hỏi tại sao DNN lại dặt vấn đề biểu tượng dựng nước (nation-building) trong thời điểm này?)

Nói tóm lai, Truyện Kiều là tinh hoa của Tiếng Việt và nhân vật Thúy Kiều là biểu tượng văn chương sáng tạo dùng hình ảnh phụ nữ, cũng như Bà Trưng, là biểu tượng lịch sử/biểu tượng quá trình và tiến trình dựng nước, mà trong đó hình ảnh nguời phụ nữ đã được “thánh hớa.”

Ðiểm cần lưu ý - tác giả nhắc đến câu nói của Phạm Quỳnh "Truyện Kiều còn, nước ta còn", để đặt lại tính nhất quán của văn chương sáng tao và hình ảnh phụ nữ ("Tiếng Việt còn, nước ta còn"). Tuy nhiên, DNN lại hỏi tiếp (đặt câu hỏi cho khán giả), tại sao không nói “Bà Trưng còn thì Nước Ta còn”)? (Cô còn dí dỏm yêu cầu khán giả so sánh biểu tượng phụ nữ Thúy Kiều và Bà Trưng – tại sao cả hai đều tự tử, mà Nguyễn Du để cho TK được sống, trong khi Bà Trưng đã….”đi luôn” (chữ dùng của DNN)????

Chỉ có hai vị giơ tay trả lời câu hỏi của thuyết trình viên, trước tiên là GS Nguyễn Khoa Thái Anh và sau đó là Nhà Văn Ðỗ Quang Trình. GS Thái Anh phê bình tác giả đã dặt câu hỏi cắc cớ, vì cô Kiều (giả tưởng) không thể đem đặt với Bà Trưng (nhân vật có thật).

NV Ðỗ Quang Trình tiếp lời, nêu điểm sau đây và trả lời rất chính xác câu hỏi của thuyết trình viên : Câu nói “Bà Trưng còn, Nước Ta cờn” đã được nói lên bởi hành động của toàn dân Giao Chỉ, qua sự tích Mã Viện “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt,” chứ không cần chờ đợi đến Phạm Quỳnh cả hai ngàn năm sau, như trường hợp của Truyện Kiều (nhân đây, người viết bài tường thuật này cũng khai triển thêm câu nói của Phạm Quỳnh cũng chỉ là sự xác nhận tính trường tồn của Truyện Kiều trong lòng dân tộc mà thôi, chứ không phải là một câu nói hiểu theo nghĩa đen như nhiều người đã hiểu !).

DNN công nhận Nhà Văn ÐQT đã nói “trúng phóc” ý của cô…Giao Chỉ không bị diệt, mà chính cột đồng Mã Viện đã bị diệt (lấp mất) bởi biểu tượng bà Trung trong lờng dân Giao Chỉ. Biểu tượng Bà Trưng, biểu tượng dựng nước – đã trở thành bất tử, Bà Trưng không…đi luôn (chữ dùng dí dỏm của DNN) mà đi vào lòng dân tộc!!! (người tường thuật tự hỏi, trong hoàn cảnh hiện nay, các bậc mày râu, hậu duệ của dân Giao Chỉ đã làm gì cho truyền thống dựng nước mà bà Trưng đã tạo nên sau khi bà đi vào lòng dân tộc???)

Trước khi ra về, tác giả có nhã ý tặng khán giả San Jose bài thơ mới làm – “Một Ngàn Lẻ Một Cách Yêu Em / One Thousand And One Ways To Love You, nhưng lại vô ý quên mang theo. (đây là khuyết điểm của sự “đa năng, đa hiệu, đa dạng” của một con người làm nhiều việc cùng một lúc????) Cô hứa bài thơ này sẽ đến với khán giả trong một ngày rất gần, qua phương tiện truyền thông như báo chí và website. (Cô lại nói thêm rất mơ hồ, rằng đây là lần đấu tiên cô làm một bài thơ xuôi mô tả cuộc tình giữa hai người đã…lớn tuổi, cùng một văn hóa) (????). Thế là thế nào?

Chỉ còn một cách độc nhất để tìm hiểu: Website Việt Bằng sẽ giúp cô thực hiện lời hứa ấy. Theo yêu cầu, DNN đã gửi đến website bài thơ xuôi của cô. Xin quý vi “click” con chuột để đọc bài thơ này, nếu muốn tìm hiểu DNN nghĩ sao về tình yêu đôi lứa? Thế nào là “Một Ngàn Lẻ Một Cách Yêu Em”?

Tưởng cững nên nhắc thêm là suốt phần ca hát, cô nhìn bản nhạc, mang kính…lão, chứ không trình diễn lộng lẫy kiểu ca sĩ…Ý Lan…Cô xin lỗi khán giả vì không đủ thì giờ luyện tập, nhất là những bài nhạc classique rất khó hát mà ngay cả các nghệ sĩ Bel Canto chuyên nghiệp cùa sân khấu cũng phải e ngại như nhạc Mozart, nhạc Bizet, nhạc Bellini (“đúng ra tôi không nên hát bài này,” - - cô nói. Như thế, cô đã làm một chuyện…liều lĩnh vì lòng yêu nhạc???)…Trong phần giới thiệu lúc đầu chương trình, cô xin khán giả nhìn cô như một “singing lawyer” yêu thanh nhạc, chứ đừng nhìn cô như một “lawyering singer” chuyên nghiệp ca hát. Lời nói dí dỏm này của DNN làm nguời viết bài liên tưởng đến hai câu trong Kiều:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu?

Người viết hơi “bực minh” rằng cô đã phải rời phòng họp để…thay áo cho thích hợp với từng bài hát, tuy nhiên phải khen cô thay áo với kỷ lục “thay trang phục cấp tốc.” Hát nhạc cổ điển, cô mặc áo đầm soirée dài đến chân. Nói chuyện với khán giả cô mặc áo dài…hở cổ còn hơn áo..Bà Nhu. Hát Nước Non Ngàn Dặm Ra Ði cô đội khăn vành Huế như Huyền Trân Công Chúa, mà hát HVP cô mặc áo tứ thân, vấn khăn nhung. Trang phục là căn bản của nghệ thuật trình diễn -- theo tiểu sử, DNN học nghệ thuật trình diễn. (Nếu ai thich chê bai đàn bà sẽ cho rằng DNN thay áo vì “điệu” là cá tính của phụ nữ…) Tuởng cũng nên nhắc thêm, trước ngày “trình làng”ở SJ, cô đã thức suốt đêm sửa soạn thuyết trình về “Thông Minh Nhân Tạo,” một ngành khoa hoc của thế giới đàn ông…Cũng chính phụ nữ DNN đã đem dặt hình ảnh một kỹ nữ tài mệnh tương đố (Nàng Kiều) bên cạnh hình ảnh “thánh hóa” của Trưng Vương dựng nuớc…rồi kết luận trong biểu tượng dựng nước, tinh thần bà Trưng (hiện tượng trầm mình để giữ thanh danh, vừa giống, vừa khác khái niệm diễn tả thân phận phụ nữ nôm na qua hình ảnh bánh trôi nước cửa Hồ Xuân Hương???) -- sự trầm mình của biểu tượng Bà Trưng đã diệt luôn cái “cột đồng" của Mã Viện…

Người viết bài tường thuật tự hỏi - nếu là đàn ông, chắc DNN cũng vẫn thay áo lính thú để hát Trấn Thủ Lưu Ðồn, hoặc khăn áo cánh chuồn nếu ngâm văn chương Nguyễn Trãi, và cũng tự hỏi thêm, chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, mà con người “đa dạng” “đa đoan” DNN dã đem đến cho khán giả của cô bao nhiêu là ẩn ý và biểu tượng. Qua ba lần thay áo, có biểu tượng nới lên bằng ngôn ngữ, có biểu tượng cô không hề nói ra bằng ngôn ngữ vì thời gian có hạn? Hiện tượng thay áo 3 lần, từ Tây qua Ðông, từ Bắc vào Trung, của một phụ nữ hiện đại, làm hai nghề tương phản nhau (luật học và văn chương) đứng trước công chúng “one woman’s show” ở một phòng họp khiêm nhường (trong ý nghĩa thư viện không phải là một sân khấu chuyên nghiệp để cho cô có phương tiện thay y trang hay hát theo đúng quy tắc sân khấu), cô lại vừa diễn thuyết, vừa ca hát nhạc classique, là biểu tượng gì đây?

Kết luận. Tuy nhiên, nói rằng chương trình là “one-woman’s show” cũng không đúng, vì trước khi chấm dứt, DNN cảm ơn thư viện SJ và tuyên dương người nhạc sĩ dương cầm trẻ tuổi - Daniel Ong, một con người cững “đa dạng” không kém – Theo DNN, anh Daniel có bằng cao học về âm nhạc, môn trình tấu dương cầm (concert pianist) và là nhân viên của thư viện SJ đảm nhận chương trình đọc sách cho cộng đồng Người Việt Thư viện SJ. Qúy vị hảo tâm cho thư việ.n ngân quỹ, và Daniel Ong là “partners in crime” của DNN.

Nhiều khán giả muốn tác giả ký sách, trước khi chia tay trong sự lưu luyến lúc ra về.

Ðặc Biệt chương trình bắt đầu tương đối đúng giờ (khác với hiện trạng “giờ cao su” của cộng đồng VN) và cũng chấm dứt đúng giờ…Diễn giả nhận được cảm tình hậu hĩnh của giới chức Hoa Kỳ trong ban ngân quỹ đài thọ đã có mặt suồt chương trình, ngồi ngay ở hàng ghế đầu. 

    VIỆT BẰNG

---------------------------

GHI CHÚ:

1, NV Dương Như Nguyện, hình 1,13,15,16,17
2. NS Lê Quốc Tấn.
3. Một số độc giả Mỹ ngồi 2 hàng ghế đầu
4. NV Dương Như Nguyện, NT Việt Bằng và 2 độc giả
5. NV Diệu Tần
6. NV Kim Vũ
7. NV Nguyễn Xuân Hoàng
8. Từ trái TS Nguyễn Thanh Binh, NT Việt Bằng, NV Dương Như Nguyện
9. Từ trái, Hàng ghế 2: NS Lê Quốc Tấn, NT Việt Bằng.
10. NT Việt Bằng, NV Dương Như Nguyện.
11. & 12 Toàn cành Hội trường.
14. NV Dương Như Nguyện và nhạc sĩ đệm piano Daniel Ong của SJSU.
18. Bìa tác phẩm Con Gái của Sông Hương
19. Bìa tác phẩm Chín Chữ Của Nàng. của NV Dương Như Nguyện
20. Bìa tác phẩm Mùi Hương Quế của NV Dương Như Nguyện

 

Hình ảnh
#1
#2
#3
#4
#5
#6
#7
#8
#9
#10
#11
#12
#13
#14
#15
#16
#17
#18
#19
#20

Ăn quá khứ Những mảnh thất tán giữa đời thường Đến những vô cùng - Tập truyện của MAI NINH - CỔ NGƯ - MẠCH NHA.

Mai Ninh viết về tình yêu như một cách thế thử nghiệm hiện thực trong khung cảnh quá khứ và dựa trên kinh nghiệm – một thứ kinh nghiệm từ rừng núi Tây Nguyên như truyện Vọng rừng (trang 24-31). Ở truyện này tính chất ký nhiều hơn truyện. Dù ký hay truyện những nhân vật của Mai Ninh gây những ấn tựơng sâu đậm nơi độc giả. Chỉ với truyện này, chỗ đứng của Mai Ninh trên Văn đàn Hải ngoại đủ được xác định.

Khác với một Mai Ninh trầm tư tĩnh lặng, văn phong trong sáng, đối thoại đặt căn bản trên luận lý, Mạch Nha dí dỏm nghịch ngợm, thông minh, viết đối thoại rất ngắn gọn tự nhiên và đột biến nhưng vẫn đươc hướng dẫn bởi một hệ thống tư tưởng:

“Giữa đàn ông và đàn bà làm đếch gì có yêu chỉ là cần.” (Mạch Nha – Xếp Ảnh tr. 200) và nói với bạn: “Tín ơi, Ly không love. Chỉ need thôi. Mặt trời chân lý chói sáng từ ấy, giác ngộ thì đỡ khổ thân.” (Mạch Nha – Xếp Ảnh tr. 201)

“8 giờ
– Em đang làm gì?
– Em đang lau lá.
8 giờ rưỡi
– Em lau lá xong chưa?
– Em vẫn đang lau lá.
9 giờ
– Em làm gì? Sao không nói chuyện với anh?
– Em lau lá chưa xong, anh ạ…
Anh lại hờn...”
(Mạch Nha – Tuyệt đối không có gì hấp tấp, tr 173)

Hờn vì em thích lau lá hơn quan tâm đến Anh chăng? Cách dùng ẩn dụ cùa Mạch Nha đã đến mức thượng thừa khiến tôi liên tưởng tới lý thuyết Libido của Sigmund Freud.

Mai Ninh, Cổ Ngư, Mạch Nha - mỗi tác giả có một văn phong mang sắc thái riêng, nét độc đáo riêng và cái hay riêng.Bên Mạch Nha còn có Cổ Ngư, người đa cảm,lãng mạn trong diễn tả, yêu Sài Gòn – thành phố quê hương và Paris – thành phố gặp người yêu.

Sách dày 211 trang, Văn Mới xuất bản 2008, Giá 14MK

VIỆT BẰNG

NON NƯỚC ÐÁ VÀNG – Tác phẩm thứ 5 của NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG

Chỉ với Nhan đề của tác phẩm đủ nói lên tình yêu chung thủy của vợ chồng. Trong tập bút ký này, tác giả tường thuật 10 ngày du lịch cùng phu quân từ Mt Rushmore đến Yellowstone Park, Grand Teton Park và Salt Lake City..

Tác giả rất khéo léo khi xử dụng ngôn ngữ tráo lộng hàm ngụ những ẩn dụ ở chiều sâu:

“Hê, Sandra, bà có con mắt tốt lắm đấy nhé. Bà nhìn thoáng đã thấy ngay cái đực của nó...” (tr. 86).

Ngoài ra , trong chương cuối - NHỮNG NGỌN CỎ THƠM, .tác giả còn đề cập đến tên tuổi của nhiều Văn, Thi sĩ hải ngoại đã thành danh cùng với những Giai Thoại Văn Chương.

Sách dầy trên 300 trang, Tranh bìa Thomas Moran, CƠ SỞ VĂN HỌC CỎ THƠM xuất bản.

VIỆT BẰNG

Liên lạc:

CƠ SỞ VĂN HỌC CỎ THƠM
11623 CHAPEL CROSS WAY, RESTON, VA 20194, USA
Email: dsenser@yahoo.com

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG CỦA HỒ TRƯỜNG AN

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG không những là tập hợp những bài viết rất phong phú đa dạng và đầy cảm xúc của 9 tác giả Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm - Hồ Trường An, Việt Bằng, Dư Thị Diễm Buồn, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phan Khâm, Vi Khuê, Vũ Nam, Trần Bich San và Tiểu Thu mà còn làm sáng tỏ những khía cạnh về cá tính, đời tư, quá trình cầm bút của các tác giả đó qua những thăng trầm trong cuộc đời của chính họ.

Người yêu mến văn chương sẽ không thất vọng khi đọc tác phẩm này.

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG dầy trên 300 trang, CƠ SỞ VĂN HỌC CỎ THƠM xuất bản và phát hành, trình bầy bìa: Dzung Senser. Giá bán: 15 Mỹ Kim.

VIỆT BẰNG

Liên Lạc:

CƠ SỞ VĂN HỌC CỎ THƠM
11623 Chapel Cross Way
Reston, VA 20194 USA

E-mail: dsenser@yahoo.com

MỘT THIÊN THU VỚI RỘNG TÀ ÁO BAY, THI PHẨM THỨ TƯ CỦA HẢI PHƯƠNG

Thơ Hải Phương thắm đượm màu đỏ của
Hoa Phượng sân trường Ðại Học Văn Khoa
Sài Gòn, đường Nguyễn Trung Trực và màu cát trắng của vùng biển mặn Nha Trang - quê hương anh với những rặng thùy dương xanh ngát.

Trong thơ Hải Phương, không có xung đột tư tưởng giữa Ðông và Tây mà chỉ có sự kết hợp hài hòa:

Mở trang vô tự soi chung
thấy trong lá biếc vô thường lá bay
(Thấy Trong Lá Biếc Vô Thường Lá Bay)

Tiền thân dấu bụi dặm trường
ta về nẻo ý vô thường chứa chan
(Lục Bát Tháng Tám 2005)

Lời tình hát mãi vô thanh
em thu lá rụng ta cành vong thân
(Ngồi nghe Sóng Biển Vỗ Hồn Nương Xanh)

Với Martin Heidegger
Giọt sương pha chén trà trăng
chén lưng xế bóng chén tràn vong thân
(Uống Trà Dưới Trăng)

Vong thân, một từ thông dụng trong Triết học Ðức, nói chung, Triết học M.Heidegger nói riêng, cũng là môt từ Hải Phương thi vị hóa trong thơ.

Sách dầy 154 trang, Queen xuất bản 2007. Ấn phí: 15 MK

VIỆT BẰNG

LIÊN LẠC:
PHẠM THỊ QUẬN
2569 Flint Ave
SAN JOSE, CA 95148

HƯƠNG MÙA CŨ, TUYỂN TẬP THƠ CỔ ÐIỂN, AN TIÊM 2006

Hương Mùa Cũ tập hợp khoảng 170 bài thơ Cổ điển của các thi sĩ lão thành như Hà Thượng Nhân, Trùng Quang, Dương Huệ Anh v.v....
Ngoài ra còn có những nhà thơ đương đại - Hồ Trường An, Cao Mỹ Nhân, Nguyễn thị Ngoc Dung, Huệ Thu ....

Nếu Hương Mùa Cũ có những bài thơ bình dị, cấu
trúc giản đơn, cũng có những bài nội dung sâu sắc phảng phất tinh thần Tam Giáo.

Hương Mùa Cũ không khác gì đóa hồng cuối hạ, sẽ rất quý hiếm trong thập niên tới.

Sách dầy 236 trang, ảnh chụp Bon Sai do Nguyễn Ngọc Hạnh,Huệ Thu trình bấy. An Tiêm xuất bản và phát hành 2006

VIỆT BẰNG

Liên Lạc:
Antiem@ sbcglobal.net
huethụ@sbcglobal.net


CẢM ƠN THÁNG GIÊNG BIÊNG BIẾC NGỰC EM CƯỜI, THI PHẨM THỨ BA CỦA HẢI PHƯƠNG

Qua CẢM ƠN THÁNG GIÊNG BIÊNG BIẾC NGỰC
EM CƯỜI,Ngôn ngữ Hải Phương vừa bàng bạc
tư tưởng Martin Heidegger vừa mang tính siêu thực
đến từ André. Breton

Những bài thơ hay nhất của Hải Phuong đều là
Thơ Xuôi Tác giả xử dụng ngôn ngữ đồng thời
chối bỏ ngôn ngữ dể vượt lên như một Octavio Paz
đã từng quan niệm về thơ Siêu thực.

"Ngôn ngữ thứ hạt giống mùa sau những thằng
điên mất hết trí khôn gieo mầm ẩn dụ trên những
luống cầy ký ức khô và em cơn mưa phùn mùa xuân
xanh cỏ tháng giêng...."
NGÔN NGỮ LÀ QUÊ NHÀ p138

"Thân xác là Ngôn ngữ
thân xác đàn bà là ngôn ngữ ẩn dụ của thần linh mặc khải
cho bọn thi sĩ làm vốn liếng tiêu pha và đầu tư chữ nghĩa
vô nghĩa,
LOGOS CỦA THẾ KỶ TA CƯ TRÚ, p.40
.
Sách dầy hơn 200 trang, hình bìa Ðinh Cường. Giá: 20MK

VIỆT BẰNG

LIÊN LẠC:
PHẠM THỊ QUẬN
2569 Flint Ave
SAN JOSE, CA 95148

TUYỂN TẬP PHỤ NỮ VIỆT 2006

Quy tụ 30 nhà văn, nhà thơ nữ - nhiều người đã thành danh:

- Ấu Tím – Bình Nguyên - Hạt Cát - Hoàng Ân
- Hoàng Thy Mai Thảo - Hồng Thủy - Hương
Kiều Loan - Kim Nguyên – Lê Thị Nhị - Linh Bảo
- Linh Vang – Miêng - Như Khuyên
- Nguyễn Phan Ngọc An - Nguyễn Thị Tê Hát
– Phạm Ðào Nguyên – Phan Thị Trọng Tuyến
- Phượng Các - Sương Lam - Thị Hạnh
- Tiểu Thu - Trầm Tích - Trẩn Thị Hà Thân
- Tùy Anh - Ưu Du - Vi Hoàng - Việt Dương Nhân
– Võ Thị Ðiềm Ðạm – Vũ Thị Thiên Thư
- Y Nguyên

. Hình bìa: Tranh của Họa sĩ Thanh Trí.- Giá bán 20 MK.
Tuyển Tập đã phát hành ngày 23-11-2006

VIỆT BẰNG

Liên lạc:
phunuviet2006@yahoo.com

“MƯA SAIGON MƯA SEATTLE”, TÁC PHẨM THỨ 6 CỦA TRẦN MỘNG TÚ.

Gồm 27 đoản văn, tiêu biểu là Mưa Saigon Mưa Seattle.
Văn của Trần Mộng Tú trữ tình, lãng mạn như Thơ:

“Ôi những cơn mưa ở hai đầu trái đất! Mưa
Sài Gòn và Mưa Seattle.”
Mưa Saigon Mưa Seattle trang 23

Dưới hình thức thơ, câu này có thể viết:

Ôi những cơn mưa ở hai đầu trái đất!
Mưa Sài Gòn và Mưa Seattle.

Từ bản chất nhà thơ, Trần Mộng Tú xử dụng kỹ thuât viết văn qua Ðiệp ngữ, Nhân cách hóa và ẩn dụ… rất diêu luyện

Chữ Mưa được nhắc lại 3 lần (Ðiệp ngữ)
Ngoài ra tác giả nhân cách hóa Mưa như một người bạn,một người tình:

Tôi đã quen lắm với mưa Seattle, mưa đi bên tôi hầu như mỗi ngày… vườn nhà tôi mưa tinh khiết và mưa lãng mạn hơn bất cứ nơi nào.
Mưa Saigon Mưa Seattle trang 21

Sách dầy 215 trang, hình bìa họa sĩ Nguyễn Thị Hợp, trình bầy Thế Quân. VĂN MỚI xuất bản Thu 2006. Giá: 13 USD

VIỆT BẰNG

Liên lạc:

Nhà xuất bản VĂN MỚI
P.O. Box 287
Gardena, CA 90248

hay tác giả
tran_mong_tụ@hotmail.com



[NẾU CẦN] HÃY CHO BÀI THƠ MỘT TÊN GỌI, THI PHẨM MỚI NHẤT CỦA DU TỬ LÊ.


Gồm 50 bài thơ, tác giả viết từ 2000-2006,
một số bài rất gần với thơ Tân Hình Thức
(New Formalism)

Thi phẩm này như một bầy tỏ sau cùng
của tác giả với bạn bè nếu ông vì một lý do
gì không viết thêm nữa. Trong nhiều bài thơ,
ông đề cập đến Tình Yêu, sư chết, Thượng Ðế và ngậm ngùi về một đời vô tích sự của người thơ.

Tình yêu nói những điều không ai hiểu!
chỉ hai người giải mã đươc gene chung

(Tình Yêu, Một Ðịnh Nghĩa Khác)

Như sự chết, cuối cùng ta sẽ gặp
giữa hư không tôi lại gặp em, về


Em chỉ có thể
thấy, nghe, sờ, ngửi, nếm tôi
bằng trái tim
bởi tôi có cùng một DNA
với thượng đế

(Khi Tôi Có Cùng DNA Với Thượng Ðế)

Riêng em mãi còn
bởi em chọn yêu tôi:
một tên vô tích sự,
sống bên lề thế / gian / trá!?!!

([Nếu cần] Hãy Cho Bài Thơ Một Tên Gọi]

Sách dầy 156 trang, hình bìa: Derek Pham, Phụ bản: Ðinh Cường
HT production ân hành tháng 8-2006, ấn phí: 12 Mỹ Kim.

VIỆT BẰNG

Liên lạc:
HT productions
12751 Lucille Ave., Garden Grove, CA 92841-4711.

E-mail: hanhtuyen@hotmail.com

ÐÊM NGHE DẾ GÁY, TẬP TRUYỆN THỨ NĂM CỦA NGUYỄN TRUNG DŨNG

Tập truyện gồm 52 truyện ngắn, trong đó có
Ðêm Nghe Dế Gáy. Truyện nói về một ông
già tỵ nạn không hội nhập được dòng chính
(mainstream) và ngay trong đời sống gia đình,
ông cũng gặp khó khăn - sự thiếu thông cảm
giữa 2 thế hệ già và trẻ khi phải sống dưới một
mái nhà.

Bắt được một con dế khi qua công viên, ông già
đem về nuôi để nghe dế gáy, đôi khi ông nói
chuyện với dế như một người bạn hiểu tâm sự
của ông.Vì vậy, người con dâu nghĩ rằng ông điên.
Một đêm trăng sáng, dế cũng bỏ ông bay đi, ông
càng cô đơn hơn trước.

Cốt truyện rất đơn giản nhưng nói lên được sự
"xung đột - conflict" giữa con người với con người
trong gia đình và ngoài xã hội - một đặc điểm của
cuộc sống người già ở hải ngoại.

Nếu trong The Old Man and The Sea (Ngư Ông và Biển Cả) 1952, E. Hemingway đã tạo dựng nhân vật và cốt truyện giản đơn. Nguyễn Trung Dũng cũng có dặc điểm này.

Khi nhân cách hóa con dế như một người bạn của ông già, ông mới có mơ ước đưa dế Mỹ về Việt Nam – quê hương ông để dế hội nhập với họ hàng nhà dế đông dảo ở bên ấy. Hình ảnh ẩn dụ này cũng đủ gây xúc động nơi độc giả.

Nhân vật của Nguyễn Trung Dũng thường là những kẻ vô danh – ông già tỵ nạn, người bộ hành qua công viên… mỗi trạng thái tâm lý xẩy ra trong tâm hồn nhân vật thông qua những biểu hiện bên ngoài với hình ảnh ẩn dụ đã đưa nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Trung Dũng đến gần với khuynh hướng hiện thực.

Sách dầy 408 trang, hình bìa của họa sĩ Huỳnh Ngọc Ðiệp
Văn Học xuất bản 2006. Giá 20MK.

VIỆT BẰNG

LIÊN LẠC:

Mr. NGUYỄN TRUNG DŨNG
270 E. Empire St - 106
SAN JOSE - CA 95112

e-mail: ngtrungdung@yahoo.com
Phone: (408) 286-5254


DAUGHTERS OF RIVER HƯƠNG – CON GÁI CỦA SÔNG HƯƠNG, TÁC PHẨM THỨ BA CỦA DƯƠNG NHƯ NGUYỆN

Không khác với GONE WITH THE WIND - Cuốn Theo Chiều Gió và THE THORNBIRD - Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai, những nhân vật nữ trong DAUGHTERS OF RIVER HUONG đã tranh đấu chống lại nghịch cảnh tạo bởi những biến cố lịch sử dồn dập xẩy đến trên quê hương nói chung và đất Thần Kinh hay Sài Gòn nói riêng.

Nội dung cuốn tiểu thuyết bắt nguồn từ xứ Huế qua Kinh đô Ánh Sáng Paris rất lãng mạn đến Manhattan - New York rất hiện đai trên đỉnh cao của nền văn minh vật chất.

Sự vong thân của 4 thế hệ phụ nữ xứ Huế từ Huyền Phi đến Mỹ Uyên thúc đẩy bởi một động cơ duy nhất - bảo vệ hạnh phúc cho tha nhân. rõ nét nhất ở My Uyên - người đã tự nguyện hiến thân cho một nhà báo Mỹ để cả gia đình được đến Mỹ theo diện tỵ nạn.

Có thể Dương Như Nguyện đã dùng hư cấu, diễn xuất của những nhân vật nữ quá xuất sắc như có thật ngoài đời. Ðó là nghệ thuật sáng tạo và cũng là sự thành công của tác giả trong Daughters of River Huong..

Bản dịch Việt Ngữ bởi Linh-Chan Brown, Ph.D. University of Colorado


VIỆT BẰNG

Liên lạc:
wduong@law.du.edu

HÌNH ẢNH TRÔI ÐI, THI PHẨM THỨ BA CỦA VIỆT BẰNG


Nhà thơ Lưu Nguyễn Ðhạt đã có những nhận xét
rất chính xác khi ông viết :

Thi ca Việt Bằng không tỉnh say, linh biến như
thần ngữ Bùi Giáng, không níu nghẹn như hơi
thở Du Tử Lê; không vấp ngã, đùa nghịch, đáo
để như tình ngữ Nguyễn Ðăng Tuấn, Thi ca đó
bề ngoài hiền hoà,bình thản, nhưng bề trong đầy
ngập sinh-lực chia tách không gian và thời gian,
hiện hữu và sáng tạo thành những cơ cấu dị
hoãn, li tâm, toác mở, tạm bợ và phá cách.

Những khía cạnh trái nghịch nhau về tư tưởng và
hình thức được lồng ghép lại, vừa để phủ nhận,
và cũng để thừa nhận lẫn nhau trong một thế
biện chứng bất giải.

Tình trạng nghịch lý đó được Jacques Derrida
quy định trong một từ ngữ mới – “différance” –

Theo Derrida, ngôn ngữ và từ ngữ luôn luôn mang trạng thái ngộ nhận và ngờ vực, vì ngôn ngữ và từ ngữ chỉ là những thể cách biểu hiện giai đoạn của sự dị biệt và bất toàn, tách mảnh, trong tư tưởng về bản thể, nhân sinh quan và vũ trụ quan.

Cách phân tích này đặt trên căn bản xét lại một tác phẩm được hình thành qua kết cấu hủy tạo hay phá thể (Déconstruction / Défigurations du langage).

Ở khía cạnh tâm linh, tình cảm, cõi thơ Việt Bằng khép và mở như một không gian dị hoãn, vừa hướng thượng, “dàn dựng một thiên đường” tuyệt đối nhờ hạnh phúc “con người”, nhưng lại phá cách, gần xa:

Không gian, thời gian và thân phận người dị hoãn, tự tạo ắt cũng phải lồng chiếu trong một thể văn tác dị hoãn, khai phóng thay vì gò bó trong niêm luật phân minh, trong khuôn khổ thơ cổ điển.

Những gì nhà thơ Lưu Nguyễn Ðhạt vừa đề cập đã quá rõ, không cần phải nói thêm nhưng ở đây tôi đưa ra một vài nhận xét rất riêng tư của một thi hữu.

Có thể nói Việt Bằng là một trong những nhà thơ ẩn dụ, không cần đi vào nội dung thi phẩm mà chỉ đọc lướt nhan đề của những bài thơ đã thấy rất nhiều ẩn dụ - Cánh Hải Âu Thủa Ấy, Nơi Một Thủa Mùa Xuân Còn ở Ðó, Từ Một Thiên Ðường Nào Tôi đã Quên, Từ Khi Theo Ngọn Thủy Triều v.v...

Anh cũng thường nói đến Ðịa Ngục, Thiên Ðường - nơi con người sống trong tột đỉnh của Ðau khổ hay tuyệt đỉnh của Hạnh Phúc, những danh từ này không mang ý nghĩa tôn giáo. John Milton (1608 -1674), nhà thơ Anh cũng đã dùng ý này trong thi phẩm Paradise Lost (Thiên Ðường Ðã Mất).

Sách dày 170 trang, Tựa của Lưu Nguyễn Ðạt, Bạt của Dương Huệ Anh, Thư họa Vũ Hối, Tranh bìa của họa sĩ Vi Vi - Cơ Sở CỎ THƠM xuất bản. Giá 12MK

HẢI BẰNG HDB

Liên lạc:

VIỆT BẰNG
5219 Mill Creek Ln
San Jose, CA 95136




Hình ảnh
#1
#2

PHƯỢNG VẪN NỞ BÊN TRỜI HÀ NỘI, HỒI KÝ TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG, TÁI BẢN LẦN THỨ BA 2005

“Phượng Vẫn Nở Bên Trời Hà Nội” không
những là một hồi ký mà còn là một tác phẩm
văn học phản ảnh nhân sinh quan của tác giả.

So với “Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương”
ghi lại một vài nét phác họa về Sài Gòn như
một bức tranh thủy mạc, “Phượng Vẫn Nở Bên
Trời Hà Nội” được tác giả miêu tả rõ nét từng
chi tiết một. Tác giả đã lồng những tình cảm
riêng tư của mình vào bối cảnh lịch sử của Hà
Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Văn phong không thời thượng, không
cầu kỳ, đã nói lên tình yêu Hà Nội của tác giả rất
chân thành,trong sáng và thật ngọt ngào. Do đó
có sức thuyết phục độc giả.

Theo nhà văn Trần Quán Niệm (1995), nhà văn, nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Dung đã vượt trên những khó khăn một cách tài tình. PVNBTHN đã vượt khỏi một hồi ký mang tính cách cá nhân, đạt tới một tầm vóc lớn rộng, trở thành cuốn sách được mọi người yêu mến...
Viết hồi ký, thuật lại nguyên một cuộc đời, từ lúc còn ngây thơ, đến ngày lớn lên, lập gia đình, rồi truân chuyên ngang trái, thế mà văn chương lúc nào cũng dung dị uyển chuyển, khi tinh nghịch, dí dỏm, lúc dằn vặt, trăn trở, làm người đọc say mê, phải bồi hồi, thật khó có người viết hay hơn được. Phải chăng phái nữ luôn luôn có những khuynh hướng nâng niu, giữ gìn kỷ niệm của dĩ vãng nên mới có thể vẽ lại những cảnh đời sống thực, linh động như thế? Gập sách lại, tôi không khỏi bâng khuâng trong hồi tưởng, chen lẫn sự khâm phục...

.
Sách dày 371 trang, Tựa Nguyễn Ðức Nam, Bạt Hồ Trường An, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ xuất bản.
Giá: 16 MK, ngoài Hoa Kỳ 20 MK.

VIỆT BẰNG

Liên lạc:

COTHOM FOUNDATION
11623 CHAPEL CROSS WAY
RESTON, VA 20194 - USA
Hình ảnh
#1
#2
#3

SÀI GÒN NẮNG NHỚ MƯA THƯƠNG, HỒI KÝ 2 CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG, TÁI BẢN LẦN THỨ HAI 2005

Theo Giáo Sư Tiến Sĩ NGUYỄN ÐÌNH HÒA,
Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương ít tính chất
hồi ký và chứa đựng tất cả những yếu tố tế
nhị về một truyện tình được kể lại, một tiểu
thuyết tự truyện được viết thật khéo léo... .
Nữ tác giả thanh lịch và lãng mạn
“thương nhớ Sài Gòn,” nơi mà nàng đã gặp
và yêu một nhà văn nổi tiếng song cũng
lừng danh là một tay chơi, một “kẻ đào hoa.”
Hôn nhân của họ được xưng tụng như một
điển hình của “trai tài gái sắc.”
Nhưng cuộc sống vợ chồng đầy máu và nước mắt của họ đã được mô tả tỉ mỉ trong chương hai. Nguyễn cũng là một kẻ ngoại tình triền miên, dẫn đến chuyện không thể tránh được đó là hôn nhân phải đổ vỡ. (Người vợ bị phản bội không bao giờ chỉ trích ông chồng, người mà nàng chỉ gọi giản dị là Nguyễn, một tên họ phổ thông.)

Tác giả đã khéo léo móc nối cuộc đời của nữ nhân vật chính với những dấu ấn thời đại có thực và khá cảm động.

Ðộc giả không thể không có cảm tình với người con gái Hà Nội khi nàng từ biệt dĩ vãng và can đảm bước vào thế giới mới của văn chương với đầy say mê, quyến rũ và lãng đãng những mộng mơ, mà nàng đã chia sẻ với độc giả, trẻ hay già, nam hay nữ. Dù trong những ngày đen tối nhất, Nguyễn Thị Ngọc Dung vẫn rộng rãi truyền đạt được niềm tin và linh hồn của nàng: Bà đã viết theo cảm giác, và đó chính là giá trị của hai quyển hồi ký.

(Trích dịch bài điểm sách của Học Giả Nguyễn Ðình Hòa viết trong Tam Cá Nguyệt San World Litterature Today của Ðại Học Oklahoma, quyển 71, tập số 4, mùa thu 1997)

VIỆT BẰNG

Sách dày 475 trang, Bạt của Hồ Trường An, Tổ Hợp Xuất Bản
Miền Ðông Hoa Kỳ xuất bản 2005. Giá 18 MK.

Liên Lac:

Dzung Senser
11623 Chapel Cross Way
Reston, Virginia 20194 - USA

E-mail: dsenser@yahoo.com

NGỌN NẾN MUỘN MÀNG, THI PHẨM THỨ BA CỦA TRẦN MỘNG TÚ

Nếu kể cả Thơ và tập truyện, Ngọn Nến Muộn
Màng là tác phẩm thứ năm của tác giả.

Trần Mộng Tú là một nhà thơ chuyên nghiệp,
xử dụng kỹ thuật thơ đến mức tuyệt vời.

Em ngồi xuống đêm không còn trẻ nữa
Cánh chim bay tha hết cọng thời gian
(Ngọn Nến Muộn Màng)

Chữ đêm vừa được nhân cách hóa
bằng cụm từ 'không còn trẻ nữa' vừa là
một ẩn dụ về tuổi của tác giả.

Em đứng nghiêng cho anh nhìn sóng lượn
Ðêm màu xanh hay biển tóc em xanh
(Ngọn Nến Muộn Màng)

Em đứng nghiêng là một hình ảnh đẹp và độc
đáo. Chữ sóng không những được nhân
cách hóa bằng động từ lượn mà còn là một
ẩn dụ về một hình tượng rất đẹp, và rất điển hình cho phụ nữ.

Câu thơ kế tiếp là một thí dụ vế cách dùng điệp ngữ, chữ xanh được nhắc lại hai lần.
Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã dùng đủ cả ẩn dụ, nhân cách hóa và điệp ngữ v.v...
Cấu trúc thơ rất chặt chẽ và từ cô đọng.

Thơ Trần Mộng Tú không có chiến tranh, không có hận thù và không có dụng ý chính trị mà chỉ có tình yêu quê hương tha thiết và tình người bao la.

Sách dày 170 trang, giá 12 MK, Thư Hương xuất bản 2005. Liên lạc: tran_mong_tu@hotmail.com

VIỆT BẰNG

CÔ RƠM VÀ NHỮNG TRUYỆN NGẮN, TẬP TRUYỆN THỨ HAI CỦA TRẦN MỘNG TÚ

Tập truyện này được độc giả mến mộ nhờ bút pháp
đa dạng của tác giả, chi tiết lại không dư thừa và đề tài
độc đáo lồng trong chuyện kể.

Trần Mộng Tú là một nhà thơ nhưng cũng là một nhà văn
xử dụng ẩn dụ rất điêu luyện:

Cô cho tay lui xuống bên dưới một chút, cô chạm vào
những chiếc xương sườn nhỏ...
Cô loay hoay trong đầu với ý định làm một bài thơ, trong
đó có lồng ngực, có xương sườn, có những song cửa sổ,có cả cánh cửa chính.

Làm thơ, trang 16


Một vài truyện ngắn như Khung Cửa Sổ , Trái Tim Cho Mượn, Bóng tối có bối cảnh về nơi chốn, và thời gian ở Mỹ, nhân vật cũng là người Mỹ nhưng không có tính chất lai căng mà chỉ có những chi tiết rất gợi cảm, rất tình người làm nền tảng cho cốt chuyện.

Nếu viết truyện ngắn là một thử nghiệm về bút pháp, nhà vănTrần Mộng Tú đã thành công trong thử nghiệm ấy.

Sách dày 198 trang, Bìa Khánh Trường, Văn Nghệ xuất bản
Giá 12 MK.

VIỆT BẰNG

VĂN KHẢO, BIÊN KHẢO Của Nhà Văn TRẦN BÍCH SAN


Nhà văn Trần Bích San giới hạn chủ đề biên khảo
văn học của ông từ Chữ Việt Cổ qua các giai đoạn
chữ Hán, chữ Nôm và Chữ Quốc Ngữ do các giáo
sĩ Âu Châu tạo ra vì nhu cầu truyền đạo Thiên Chúa.

Chữ Quốc Ngữ bị người Pháp lợi dụng để bảo vệ
chế độ Bảo hộ, sau đó trở thành dụng cụ truyền
bá tư tưởng kháng Pháp trong giai đoạn 1939-1945.

Ông cũng nêu vấn đề Văn Học Hải Ngoại tự nó có
thể tồn tai như một thực thể độc lập riêng rẽ hay
phải hội nhập dòng chính (mainstream) của Văn học Mỹ.


Người Trung Hoa đến Mỹ trước di dân người Việt cả trăm năm cũng khống tránh được sự hội nhập dòng chính.
Những nhà văn nổi tiếng của Văn học Hải Ngoại Trung Quốc như Amy Tan hay Maxine Hongkingston v.v..ngày nay viết văn bằng Tiếng Anh như người Mỹ, họ cũng không thể trở về nước vì Văn Học Trung Quốc nội địa không dành cho họ một chỗ đứng.

Sách dày 164 trang, hình bìa tranh Lưu Nguyễn Ðhạt, Cỏ Thơm xuất bản năm 2000. Ấn phí: 15 Mỹ Kim.

VIỆT BẰNG

Liên Lạc:

Mr. Trần Bích San
5150 La Cour Monique
New Orleans, LA 70131

YÊU NHAU / LOVING ONE ANOTHER, Thi Phẩm Thứ 19 Của HÀ HUYỀN CHI

Chuyển ngữ: Bình Nhung - Bảo Ngọc
Trình bày: Hà Phương Hoài
132 bài thơ song ngữ
Sách dầy 276 trang khổ 14 X 21, ấn phí .12 US

Riêng trong năm 2005, 3 thi tập song ngữ Viêt-Anh
ra đời, Nhà thơ HHC và bằng hữu đã thể hiện những nỗ lực đáng ca ngợi

VIỆT BẰNG

Liên Lạc:

Ha Huyen Chi
7613 SẸ 50th Ave
LACEY, WA, 98513 USA

THƯ MỤC HÀ HUYỀN CHI:

12/ Thơ Trong Da Ngựa, 1995, thơ tình nước, 12 US
13/ Ðồng Thiếp, 1996, thơ tình yêu, .12 US
14/ Một Túi Bình Sinh, Một Túi Thơ, 1996, thơ tình nước, .12 US
15/ Bão Ðầy, thơ tình yêu, 1998, .12 US
16/ Bên trời Mài Kiếm / Sharpening The Sword On The Sidelines, 1999
(song ngữ Việt-Anh) .12 US
17/ Hư Ảo / Mirage, 2005 (song ngữ Việt-Anh) .12 US
18/ Mãi Còn Nhau /In Love We Stay, 2005 (song ngữ Việt Anh) .12 US
19/ Yêu Nhau / Loving One Another, 2005 (song ngữ Việt Anh) .12 US

"MÃI CÒN NHAU / IN LOVE WE STAY" Thi phẩm Thứ 18 của HÀ HUYỀN CHI

"MÃI CÒN NHAU / IN LOVE WE STAY" Thi phẩm
thứ 18, gồm 107 bài Thơ song ngữ Việt Anh của
Hà Huyền Chi và Bảo Ngoc.

Sách dày 300 trang, ấn phí 15 MK

Liên lac:

Hà Huyền Chi
7613 S.E 50th Ave
LACEY, WA .98513

ÐẶC SAN CHU VAN AN XUÂN ẤT DẬU 2005

Với bài vở của những cây viết thuộc nhiều thế hệ
Chu Văn An, của những nhà văn, nhà thơ tên tuổi
ở Hải Ngoại và những công trình biên khảo giá trị
của những giáo sư đại học:

HOÀNG CƠ ÐỊNH, ÐÀM TRUNG PHÁN, PHẠM
CAO DƯƠNG, LÊ VĂN LÂM, BÙI ÐÌNH TẤN, PHẠM
NGUYÊN KHÔI, PHẠM HUY THỊNH, PHẠM VĂN
NHUỆ, NGUYỄN Ý ÐỨC, TRƯƠNG ÐĂNG ÐỆ,
LÊ QUÝ THỤ, BÚI ÐỨC LẠC, TÔN NỮ MẶC GIAO,
VIỆT BẰNG, LÊ XUÂN TIẾU, PHẠM QUANG TRÌNH v.v...

THƠ:
VƯƠNG ÐỨC LỆ - VIỆT BẰNG - MINH VIÊN -
ÐÀM TRUNG PHÁN - ÐÀO TIỀN LUYỆN -
VŨ ÐỨC NGHIÊM - PHAN CHỪNG THANH -
NGỌC BÍCH - NGUYỄN VŨ VĂN - TỪ SƠN -
TRẦN KHÁNH HỒNG - NGÔ ÐỨC DIỄM v.v...

NHẠC:
LÊ QUỐC TẤN, NGUYỄN ÐỨC CHUNG v.v...

Sách dày 408 trang, hình bìa : Giáo sư Nguyễn Ðức Hiếu (trò) dâng rượu Giáo sư Nguyễn Khắc Kham (thầy), thể hiện tinh thần Tôn Sư Trọng Ðạo, một truyền thống của Chu văn An.
Ðặc san Chu Văn An Xuân Ất Dậu 2005 phát hành ngày 26 tháng 3 năm 2005.

VIỆT BẰNG
Hình ảnh
#1
#2

POEMS IN RAIN & FLOWERS - THƠ TRONG MƯA VÀ HOA, TUYỂN TẬP THƠ TAM NGỮ VI KHUÊ

Những bài thơ dịch của 15 dịch giả đóng góp vào tuyển tập, ngoài những tên tuổi quen thuộc đã được giới văn học biết đến, còn lại là những tài năng trẻ dã trưởng thành và thành danh ở nước ngoài. Thơ dịch rất lưu loát, giữ nguyên vẹn ý thơ của tác giả.

Khi đưa tập thơ mới nhất của mình để đóng góp vào vườn thơ Anh, Pháp ngữ, nữ sĩ Vi Khuê đã là một trong những người đi tiên phong ngoài việc hướng dẫn thế hệ trẻ Việt Nam về nguồn, còn nhằm giới thiệu những áng văn thơ đặc sắc của nước nhà với độc giả nước người.

Tuyển tập thơ tam ngữ của Vi Khuê là tài liệu văn chương cần có không những trong thư viện Ðại Học các thành phố mà còn trong mọi tủ sách gia đình.

Sách dày 206 trang, bìa màu. Giá bán 15 Mỹ kim tại các tiệm sách Nam Cali, hoặc liên lạc trực tiếp với tác giả:

VI KHUÊ
Nhà xuất bản SAO
9432 Wallingford Dr.
BURKE, VA 22015
Ðiện thoại: 703 425-1751


YÊU DẤU TAN THEO, 2003, THI PHẨM THỨ TƯ Của SƯƠNG MAI

- Bìa tranh Hồ thành Đức, nhà xuất bản Suối Hoa.
- Khổ lớn, bìa cứng, có bìa phụ bọc ngoài. In trên giấy quý, dày 433 trang.

* Rất ít người làm thơ dám in tác phẩm của mình một cách trang trọng đầy tốn kém như Sương Mai. Và cũng rất ít người làm thơ đam mê, thủy chung sống chết với thơ như Sương Mai.

Trung bình mỗi hai năm, Sương Mai xuất bản một tập thơ. Cuốn nào cũng đồ sộ, và cuốn sau dày hơn cuốn trước.
Với đà này, đến cuối đời, chắc hẳn số lượng thơ Sương Mai để lại cho đời phải vòi vọi như núi.

Trong môi trường chữ nghĩa mỗi ngày một khó khăn, nhất là tại hải ngoại, công việc Sương Mai đang tâm huyết thực hiện, rất đỗi quý giá...

(Trích HỢP LƯU số 73 tháng 10 & 11, năm 2003)

Ngoài Yêu Dấu Tan Theo, Sương Mai còn viết 3 thi phẩm:
- THOẢNG CHÚT HƯƠNG XƯA, 1996,thi phẩm đầu tay.
- THƠ TÌNH SƯƠNG MAI, 1998, thi phẩm thứ hai.
- TRĂNG MỘNG, 2000, thi phẩm thứ ba.

Xin liên lạc:
- Sương Mai
P.O Box 829 Fair Oaks, CA 95628
- Tel: 916-961-6768.
- Email address: suong_mai@hotmail.com
Hình ảnh
#1
#2
#3
#4
#5
#6
#7
#8
#9
#10
#11
#12
#13
#14

THƠ DU TỬ LÊ TOÀN TẬP 1 - 1957-1974

Theo nhà văn MAI THẢO, 30-1-1994, Tiếng Thơ Du
Tử Lê bây giờ là Tiếng thơ vô địch, ông bỏ lại sau
lưng những người cùng thời. Ngôi vị vô địch Du Tử
Lê, khó ai có thể theo kịp hoặc thay thế nổi.

Sách dày 382 trang, bìa và hình của Vũ Ðức Thanh,
HT production 2002. Ấn phí: 25 Mỹ Kim.

VIỆT BẰNG

Liên lạc:

Phan Hạnh Tuyên
12751 Lucille Ave
GARDEN GROVE, CA 92841

LÃNG MẠN NĂM 2000, THƠ NGÔ TỊNH YÊN. Tái bản Lần Thứ Nhất 2005.

Không phải những tác giả mới, không ném
mình vào lục bát. Trái lại, rất nhiều nhưng những
tác giả này, không thấy đó là một thách đố tử
sinh.
Ða phần, họ chỉ thấy lục bát như một dòng sông
tĩnh tự êm ả, một giải lụa ẩn dụ mềm mại, một
chuỗi hư tự, hư ảnh rất hư không...
Rất ít tác giả thấy lục bát là ngọn núi sừng sững
chẻ đôi trời đất, chẻ đôi nhật nguyệt, chẻ đôi sáng
tối. May mắn thay, một tác giả trẻ tuổi, rất trẻ, không
những đã đến mà còn ở lại được với lục bát. Ðó là
lục bát Ngô Tịnh Yên qua LÃNG MẠN NĂM 2000.

DU TỬ LÊ

Hình bìa: Ðinh Cường. Phụ bản: Ngọc Lan, Eliza Ngô, Ðỗ Trung Quân, Nguyễn Hải. Thư họa: Vũ Hối. Ấn phí 10 Mỹ kim
Hình ảnh
#1
#2
xem tiếp theo

Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003