Sep 08, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Truyện/Ký
CÙNG LỊCH SỬ THĂNG TRẦM - Translated by baongoc
HÀ HUYỀN CHI
Tôi, 1935 vào đời, khóc dối . Gã trai Hà Nội, quán tại Hà Ðông. Nhóc Ðặng Trí Hoàn sinh nhằm thời nô lệ, thực phong. Cùng vận nước long đong từ tấm bé Lớp vỡ lòng. Tôi học tiếng Tây thay cho tiếng mẹ. Ngày, mỗi ngày, vẫn cà cưởng đồng ca: Marechal, nous voìlà!” Thưa ngài Thống chế Pétaín, chúng con đang hiện diện

Tiếng trẻ hát không át nổi tiếng bom Sa Ðiện (1924, Trung Hoa). Bom từ Phạm Hồng Thái vỡ rạ Nổi lửa thiêng hãnh tiến Qua thập niên nhục hờn, còn sôi động dư ba Thức tỉnh đồng bào ta . Mau đứng lên giành độc lập . Cùng giải phóng quê nhà . Phá gông cùm nô lệ

Năm năm sau, máu dân chủ nở hoa (1929, Yên Báy). Nguyễn Thái Học, và 12 chiếc đầu rơi máu chảy, nhưng danh thơm còn mãi . Muôn năm . “Không thành công thì cũng thành nhân” . Rồi cô Giang cũng vì nghĩa huỷ thân. Gái 18 bước lên đài tiết liệt . Anh linh: “Trai trung thì gái phải trinh”...

Dũng khí ấy muôn đời sau còn mãi đẹp Kể chi là bại hay thành .
Sau Pháp thuộc đến thời Nhật chiếm Tôi học tiếng Phù Tang Học nghĩa đói no, học nghĩa cơ hàn . Ất Dậu, phá ruộng trồng đay . Ðốt lúa thay than chạy máy . Ba triệu dân tôi hồn lau, bóng sậy . Chết đói đầy đường, kín ngõ Thăng Lọng Mỗi sớm mai, nhiều chiếc xe bò chở đầy xác ốm tong. Người ngắc ngoải đem vùi cùng thây chết .

Bom nguyên tử nổ bên trời Nhật phiệt Nhật đầu hàng, mộng đế quốc tan tành . Giang sơn mình chưa thoát khỏi điêu linh . Bị gả bán cho thực dân như cũ .

Bác Hồ nhảy ra làm lịch sử Tuyên ngôn độc lập, tự do Bá tánh hân hoan lòng mở như cờ . Tôi trống ếch bập bung Tôi thiếu nhi súng gỗ . Yêu làm sao hai chữ Việt Minh Ðảng bịp tuyên dương ngụy nghĩa tại Ba Ðình . Vua Bảo Ðại playboy, từ Paris về trao ấn tín . “Thề phanh thây uống máu quân thù”.

Tôi 10 tuổi, chúc Bác Hồ nghìn tuổi Tôi nhóc tỳ mơ ngựa sắt roi tre . Giang sơn này, và miền Nam yêu dấu dặm ngàn kia . Cần giải phóng khỏi tay giặc Pháp . Bác móc túi nhân dân . Lạc quyên tuần lễ vàng, lễ bạc . Vi thiềng tướng Lư Hán, cầu an . Rồi Bác rút ra biên . Mùa kháng chiến ca bài tiêu thổ ..
.
Tôi 10 tuổi, học thêm bài gian khổ Tuổi thơ đói rét trường kỳ Tôi áo vá, chân trần lặn lội khắp sơn khê . Chặng cuối là Thái Nguyên, bản rú . Tôi đói cơm và tôi đói chữ . Tuổi thơ ơi sao quá đọa đầy .

Tôi mười lăm, trôi giạt xuống Sơn Tây Bương Cấn, Ba Vì, đá ong cằn cỗi . Tôi nhếch nhác chuồn lại về Hà Nội . Lại tiếng Tây xí xố trong đời . Tôi học sửa xẹ Tôi lén nhập viện mồ côi . Thằng chủ bẩn biến tôi thành đầy tớ . Viện mồ côi như nhánh sông nước lợ Bày hàng, quyên góp của bàn dân . Nói dậy nghề, dậy chữ . Láo khoét cho qua . Tôi trốn viện trở về căn nhà nát

Lũ em tôi kiếm ăn trên bãi rác . Bố tong teo gò lưng đạp xích lô . Mẹ buôn thúng bán bưng tất tưởi ven đô . Thằng con lớn là tôi, khóc thầm trong lớp học .

Ơn cha mẹ không quản gì lao nhọc Mong cho con cái nên người . Tôi làm gì với mớ chữ nghĩa đây trời ? Tôi tận sức Rồi cũng tôi thơ thẩn . Ham vui .

Tôi mười sáu, trốn vào Nam lập chí 1954, cùng đoàn người di cư theo Ngô chí sĩ Tôi thành con bà phước giữa đời . Trại học sinh cho hai bữa cơm tươi . Tôi múa may, bán báo, dậy kèm, tìm học phí . Hai năm liền tôi thi trượt Tú Tài . Tôi hành xác cạo đầu . Tôi kinh sử miệt mài . Vẫn vỏ chuối . Cán mai .

Khoá 14, tôi thi vào Võ Bị Lính cà nhỏng, cao bồi, thất chí Bị lũ đàn anh hành xác triền miên . Tôi ba gai thù niên trưởng đái thiên . Coi sinh viên cán bộ như ăng ten rẻ mạt [...]May chưa bị đuổi khỏi trường .

Tôi chọn Nhảy Dù, màu mũ đỏ dễ thương . Chọn gian khổ làm đầy thêm nghĩa sống . Xa trường mẹ mới thấy hồn chao động . Nhớ gì đâu từng kỷ niệm buồn vui . Gặp lại đệ huynh trong binh lửa rực trời . Thấy thân thương hết nói .

Tôi đánh giặc, làm thơ Tôi yêu cuồng sống vội . Nhảy Dù, nhảy đầm, đời khật khưỡng say . Bài thơ đầu tay: “Không Gian Vương Dấu Giầy” .Ðời rộng lượng biến tôi thành thi sĩ. Tôi, Hà Huyền Chi, viết không ngưng nghỉ Thơ ròn như súng tiểu liên . Tôi bập bỗng thơ khi bước giữa bãi mìn . Mê viết lách, tôi nhảy về báo chí . Rồi phát thanh, điện ảnh tận vui . Cũng đóng 8 phim, cũng đạo diễn một thời . Rồi ấn họa cho đủ mùi tạp lục .

Tháng Tư đen với đáy cùng đớn nhục Tôi giạt sang Mỹ quốc cầu an . Tôi đọa đầy tôi . Thiếu tá lao công . Thi sĩ bồi bàn . Rồi kế toán, công trừ mạt kiếp . Gia tài mang theo là một trời quê hương tưởng tiếc . Tám chuyện dài như chứng tích bi thương . Lệ khô rồi còn nhức nhối đường gươm . Thơ lại bắn từ trái tim nứt rạn . 17 tập thơ vẫn dư sức đạn . Từ thơ là nhạc, ngót 300 phổ bản . Hơn 40 nhạc sĩ góp phần . Kỷ vật cho đời là Lệ Ðá, phù vân .

Cám ơn trời ban chút xíu hồng ân Cám ơn vợ cho nồng nàn tương cảm . Ơn Ðồng Minh cho mũi dao lút cán . Cám ơn em cho nước lớn sông dài . Cám ơn đời còn đẹp lúc chiều phai .

HÀ HUYỀN CHI
050503

Ha Huyen Chi
Along the Paths of History

A Hanoi lad originally from Ha Dong came to the world in 1935, shedding faked tears. Born during the colonial times full of prejudices, little Dang Tri Hoan followed the fate of the country, rambling far and near.

Since the early days in grade school, I studied French in lieu of the mother language, each day greeting the leaders with "Marechal, nous voila`!" - General Petain, we are at your service!

The children' songs did not muffle the thunder of bombs in Sa Dien (1924, China). The ammunition engineered by Pham Hong Thai shattered, but in all irections, the ignited patriotic flame flared Through a decade of shame and defeat, the turmoil rippling effects have incited our people to fight for independence. To destroy subordination, slavery, and free the motherland.

Five years later, bloomed the flowers of democracy (1929, Yen Bay). Nguyen Thai Hoc and twelve followers were decapitated, but forever lasted their legacy"In absence of success, great minds are made". Co Giang at the age of 18 sacrificed herself for the country. On her epitaph was inscribed: "To a loyal warrior, a woman of trust and devotion".

That patriotic spirit was kindled for many years, in loss or victory. After the French governance succeeded the Japanese domination. I learned the Japanese language, in the daily carrying of life tasks for sustenance. In the At Dau year (1945), jute was grown in lieu of rice in the fields, paddy was burned in place of coal in the locomotives. Three million persons slaved without a future, dying of hunger in every corner of the city, each morning swept away on ox driven carts, the near dead thrown among the dead from the night before.

When the atomic bomb was dropped on their land, the Japanese surrendered, ending the imperialist regime. Yet our nation, far from political stability, fell in the hands of colonialists once more.

Ho Chi Minh jumped on the scene, proclaiming independence and freedom. The people was exhilarated, drumming the coming of the tide with great fanfare. Following other kids, I brandished wooden guns, pledging love for the Great Party at Ba Dinh. Spurious king Bao Dai from Paris came to seal the covenant. "We will draw and quarter the enemy" ran the slogan.

A ten year old kid wished centennial longevity to Uncle Ho. I dreamed of the steel horse and the bamboo whip when alluding of this kingdom and the far away South so loved. From the French governance, this land needed to be freed. For the people being exploited in the murky fund raisings for the Golden and Silver weeks. Reinforcement from the great warrior Lu Han was requested. Viet comrades killed Viet traitors, hitting Nationalists behind their back, with assassination during the day and quick termination at night. Hiding places were revealed to the Legionnaires, remains of former friends were sold. Then rolled out the big retreat of the Party to the borders. During the resistance, we sang songs of the lost frontier, starting the period of rebuffing the communist ideology.

At 10 years old, I learned the lesson of utter hardship. In perpetual hunger, I wandered in mended clothing, barefoot across mountains and valleys. The last leg was Thai Nguyen, the hamlet's forest. Always hungry for food and learning, O what a harsh destiny!

At 15, I trod from Buong Can village in Son Tay to Ba Vi mountain full of arid honey combed laterite. Then I returned to Hanoi, re-using French as vehicle tongue, learning bicycle repairing work. Bypassing regulations, I enrolled in an orphanage, where I was forced to do menial tasks by the owner. The institution was a stagnant river, created to collect funds to teach vocational trades to children, but all was a sham. I sneaked out of the place, and returned to our destroyed house.

My brothers and sisters got food from discards. My father was a cyclo peddler, my mother a seller of wares on her shoulders at the rim of the city. The eldest son, I cried silently in the classroom.

In their wish to provide us with the best, our parents exhibited incomparable love and support But what could I do with this quasi useless baggage of words? I strived hard, then sledded on the side of fun and play.

At 16, I went South to realize the mission. In 1954, during the Southern exodus with Ngo Dinh Diem, I became an orphan once more, residing at a convent, appeasing hunger with two decent meals daily I performed dance steps, sold newspapers, and coached students to subvention my own studies. Two years in a row, I failed the Baccalaureat I shaved my head, making vows to concentrate hard on my studies. Still an utmost waste of efforts.

I passed the entrance exam to the Vietnamese Military Academy, and joined Class 14. A soldier without much hard drive or enthusiasm, I was put to torture by the elders Full of hatred for the supervisor who considered cadets like dirt, fortunately, I was not expelled from the establishment.

I chose to be a parachutist, wearing the lovely Red Beret in the friendly skies. Adversity was my ferment in life. Away from the School, I felt the pangs of nostalgia, relishing the moving memorabilia with co-fighters, our blood brothers during the heat of the war.

While on the battlefield, I wrote poetry, living life at its fullest. Parachutist, dance master, inebriated at will. The first poem "Boot Imprint In Space" heralded a new chapter of glory for poet Ha Huyen Chi. Since then, I have not stopped writing. Verses crackling like machine guns. Rhymes woven while treading in the mine fields. Then immersion in journalism, radio broadcasting, movie making. Appearing in eight filmstrips as director or producer, to complete the picture, I later delved in printing and painting.

When Black April dawned in desperation, I emigrated to the United States. A major Commander turned into a labor worker, a poet-waiter at food eateries. Then came accounting work, indefinitely. My treasure was a lost country, added to everlasting regrets.

Eight novels were vivid tokens of past experiences. Although tears have dried, sword scars still ache. Poetry resurged from the broken heart in seventeen books carrying deep messages. From verses to music, more than 300 songs with Ha Huyen Chi lyrics were realized by forty plus musicians and composers. The legacy to life is "Tears Of Stone", a fleeting cloud.

My deepest thanks to Heaven for His Grace, to my wife for her warm understanding, and the Allies for their full blow. Thank you, my muses, for the inspiration you have given me through the years, and to life, for providing such beauty during the later part of my journey.

Translated by baongoc



Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003