Apr 25, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Truyện/Ký
MÙA TƯỞNG NIỆM
CAO MỴ NHÂN


Ðã khá lâu, tôi không dược tin tức của cụ Vì Dân. Có lẽ sau cái chết lần thứ hai của ông Uno, tức Tông Tông tôi, cụ đã nhuốm bệnh trầm cảm, và thực sự chán nản thế thái nhân tình cả ở Hoa Kỳ lẫn Vi En xa xôi, nên muốn tuyệt tích giang hồ chăng?

Mấy năm nay ở hải ngoại, những nhân vật tiếng tăm một thời, rồi tiếng tăm đương thời nữa, đã lần lượt ra đi. Việc ra đi không đột ngột vì tuổi tác và thời gian tại thế đã quá đủ cho một đời người dư thừa như quí vị ấy. Nhưng phải nói là đột ngột thật, vì với nhân dân trăm họ còn luôn ấm ức, chưa dược giải tỏa mối ưu tư trầm kha gần ba chục năm nay tuomg cũng nên than tiếc quí vị ấy chưa thổ lộ can tràng cho bá tánh hiểu được tại sao, vì sao, bởi vì lý do gì quí vị ấy đã bỏ rơi quê hương, để đến nỗi mỗi ngày sau này quê hương đắm chìm trong đau khổ, buồn bã và tuyệt vọng.

Quí vị ấy, những người tiếng tăm một thời và đương thời đã chết, đang chết như tôi nêu trên, sẽ làm được gì, mà tôi lại bâng khuâng muốn họ được sống thêm ít nhất mười năm nữa, có là bao đối với trời đất miên viễn kia hãy cho mỗi người đều khắp trong thiên hạ (mà có cả cái tôi đáng ghét này) sống dai thêm mười tuổi để mà...làm việc cho đời hết thắc mắc!

Thí dụ luật sư, lý thuyết gia Phạm Nam Sách khi mãn phần mới có 69 tuổi (tức là chưa 70, chưa cổ lai hi gì cả, cộng thêm 10 năm mới có 79, bằng ông chúa đỏ Hồ Chí Minh trả nợ giang hồ vào tuổi 79. Cố luật sư Phạm Nam Sách nếu chưa giã từ đồng chí, đồng tâm Ðảng Quốc Dân, có phải nhân dân ta và nhân dân thế giới được chiêm ngưỡng cái mô hình dân chủ, tự do tiến bộ như thế nào không?.

Hôm nay, nhân tiết thanh minh, tôi vẫn luôn luôn nhớ đoạn thơ tả về tiết trời tươi mát, trong lành của đại thi hào Nguyễn Du, chị em cô Kiều trẩy hội Ðạp Thanh, tức du xuân trên những vạt cỏ non bên Tàu, tôi chẳng biết Tông Tông tôi đang ngọa ở miệt nào bên cái xứ cờ hoa này, nhưng tôi biết “may ra” phu nhân Tông Tông và gia đình “có thể” đi tảo mộ Mr. Uno, khiến tôi lại muốn mời ông ghé qua mục CHỐN BỤI HỒNG này.

Tại sao Mr. Uno khi thực sự xuôi tay trước vạn việc ở trên đời mà cho là ông chết lần thứ hai? Vậy lần chết thứ nhất của Mr. Uno hay Tông Tông tôi như thế nào?
Trong dĩ vãng, ông đã có lần làm Tư lệnh Sư Ðoàn, khi đó mới cấp Ðại tá
chưa từng bị thất thủ để phải chết theo thành. Hay là Mr. Uno bị tai nạn, bị bệnh, hoặc bị thích khách nhòm ngó? Không – chính là lần Tông Tông... tôi giơ tay vĩnh biệt Sài-gòn, để lên đường bôn tẩu trước ngảy 30-4-1975 cả tuần lễ.

Mỗi lần viết tới câu Tông Tông...tôi rời bỏ tổ quốc ra đi nước ngoài, tôi cứ xấu hổ đến có thể đào lỗ chôn mình, nếu như tôi là ông., số 1 của đất nước, nhân dân trăm họ nhìn vào, mà lại chạy trước, thì mắc cỡ quá đi chứ. Do đó tôi gọi đó là lần chết giả của ông, Tông Tông... tôi, chết giả hay giả chết e vẫn còn nhân cách hơn – Ðây phải nói là thân bại danh liệt, hay tệ hơn thế nữa, tôi cứ cho là chết rồi, chết như những người chết thực sự, vì vậy dược kể là chết lần thứ nhất, rồi gần 30 năm sau ông mới chết lần thứ hai và chấm dứt mọi chuyện.

Thế là nỗi mong chờ của mọi người còn chút nào ưu tư về miền Nam sập tiệm, hy vọng Tông Tông... tôi thốt ra, đã không còn cơ hội nữa. Ðó là Mr. Uno, vị chóp bu, đại “top” của VIỆT NAM CỘNG HÒA, còn quí vị thuộc cấp thấp hơn thì cũng tùy... phong cách sống của quí vị ấy thôi.

Người này cảm thấy bất nhẫn mỗi lần nghĩ lại chuyện xưa, người kia lại cảm thấy bực bội như bị tên hèn mạt nào đó đấm vào mặt. Có người thì buồn đến sót sa, thảm sầu ghê lắm. Trái lại có người nghe lòng nhẹ lâng lâng, làm như trong cuộc sống cũ không được như ý thoải mái, nên biện pháp đổi đời, là một cứu cánh, đã khiến đương sự mát lòng hả dạ.

Thế rồi, từng đợt lại từng đợt ra đi tìm tự do. Rồi từng đợt, lại từng đợt đáo nhập nước Mỹ để làm lại cuộc đời mà đã có lúc họ tưởng như người ta, trên danh nghĩa tỵ nạn, đã dày vò, kèn cựa nhau đến ngạt thở.

Tuy nhiên, bản tính người Việt Nam vốn nhân hậu, ôn hòa, người ở hiền sẽ gặp lành, còn ở ác tất gặp ác thôi. – Hãy tin vào cái lý luận bình dân này, để có được niềm tin và nhất là để tìm ra lẽ sống. Vì thế cổ nhân ta có câu: “bạc là dân, bất nhân là lính” nhưng cái bạc hay cái bất nhân, bất nghĩa đó, vẫn được giới hạn ở mức độ nào đó.

Còn những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, ít ai phản phúc đến nỗi không ngó mặt nhau, kể cả những nhân vật mà thủa sinh thời ganh ghét, thù hằn nhau đi nữa, lúc kẻ mất, người còn, vẫn luôn luôn nhớ câu: “nghĩa tử là nghĩa tận”, nhìn lại mặt người mình không ưa lần chót, cũng là một cách xử thế quảng đại, chí khí.


Huống chi, tất cả còn đang nhan nhản trên mặt đất này, một ngày dù trời đẹp hay không, bỗng tình cờ gặp nhau nơi một thành phố lạ, xa xôi, thuộc cấp nhận ra thượng cấp mình muốn cùng:

“chia nhau cái nhục tan hàng
Gặp nơi xứ lạ, bẽ bàng làm sao
Ðàn em kính cẩn quen chào
Ðàn anh thẹn mặt, lẻn vào đám đông.”
(Từ đó – Thơ NGÔ ÐÌNH CHƯƠNG)

Không nhận biết mình, thì đâu vội kính cẩn chào, và đâu vội xấu hổ đã không làm tròn vai trò thượng cấp chỉ huy, khiến cứ bị ám ảnh mãi, để bất chợt lại lẻn vào đám đông mỗi lần gặp lính cũ.

Nhưng thôi Lịch Sử đã sang trang, khúc rẽ cứ mỗi lúc mỗi xa thêm, đã gần 30 năm qua, thời gian đủ cho một thế hệ từ cái mốc 30 – 4 – 1975, trở thành một lớp người mà rất khó... hòa hợp về tư duy.!

Các thanh niên nam nữ ở quê hương Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, được sinh ra vào thời điểm này, hay các thanh niên nam nữ Việt Nam được sinh ra ở quê người, tỵ nạn, lưu vong, tha hương v.v... như những nguyên liệu vật chất tạo ra thành phẩm, thí dụ chất liệu thủy tinh làm ra những đồ dùng thủy tinh, chất liệu nhựa làm nên những đồ dùng bằng nhựa, dù cùng được gọi là những cái chén, cái đĩa, cái ly v.v...nhưng rất khác nhau về chất lượng khó lòng hòa hợp. Tồn tại này thật khó mà giải quyết được.


Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003