Apr 24, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Biên khảo, Phê bình
CÁI NGÃ của CAO MỴ NHAN
VIỆT BẰNG

Nói đến thơ CAO MỴ NHÂN là nói đến nhạc tính, hình ảnh trong thơ và lối diễn tả rất trữ tình của nhà thơ nữ này.
Trong nền Văn Học Việt Nam Hải Ngoại, CAO MỴ NHÂN quả là một hiện tượng hiếm có về số lượng thơ xuất bản. Chị có một chiều dầy tác phẩm, đã xuất bản gần một chục cuốn và còn 4,000 bài thơ trong tình trạng bản thảo chờ sắp xếp theo chủ đề để xuất bản:

Trong thơ, Cao Mỵ Nhân đề cập tới hai thời kỳ:

Thời kỳ vàng son đã qua và những hậu quả của nó mà nhà thơ phải chịu đựng.

Thời kỳ lưu vong, nhà thơ dấn thân ở nơi chốn lưu đầy.
Quan trọng hơn số lượng là phẩm chất hay chất lượng của Thơ. Có những thi nhân cả đời chỉ làm có một vài bài thơ mà "danh trấn giang hồ". Đó là trường hợp của TTKh với bài Hai Sắc Hoa Ty Gôn và Nguyễn Nhược Pháp với bài Đi Lễ Chùa Hương.

Nói đến phẩm chất thì không thể nào không nói đến tư tưởng của nhà thơ. Chính trong thời kỳ Cao Mỵ Nhân dấn thân ở nơi chốn lưu đầy, tôi đã bắt gặp sự chuyển hướng của chị để hình thành một chiều sâu tư tưởng đặt căn bản trên Triết Học Thiền.

Chị viết:
"Cho em cái Ngã êm đềm thực hư
Sắc không trong một bù trừ."
(Cái Ngã, Đưa Người Tình Đi Tu)

hay:

"Sắc tức thị không còn ẩn hiện,
Trong đời như một đóa xuyên tâm."
(Hoa Dâm Bụt, Đưa Người Tình Đi Tu)

Trong Triết học Tây Phương, khái niệm về Ngã được hình thành với Schopenhauer, một triết gia Đức mà tư tưởng của ông rất gần với Triết Học Đông Phương, đặc biệt là Thiền học

Trong cuốn Triết Học Thiền (The philosophy of Zen), giáo sư Suzuki, Viện Triết Học Tokyo, trình bày Vô Ngã (Non Ego), nhìn từ Ngã (Ego).

Sigmund Freud đề cập đến Ngã (Ego) phân biệt với Siêu Ngã (Super Ego).

Trong tư duy Cao Mỵ Nhân, Ngã liên hệ với Sắc và Không tuy hai mà một vì cùng nằm trong một bù trừ. Nói đến Sắc, Không là nói đến Vô Thường:

"Thì thôi tất cả vô thường"
(Tất Cả Vô Thường. Đưa Người Tình Đi Tu)
Cao Mỵ Nhân đã thấy mình vô thường trước khi thấy ngoại vật (Vô Ngã) vô thường. Hơn nữa chị còn đi vào tiềm thức, chiều sâu của Ngã:

"Một dòng mực tím lung linh,
Chảy về tiềm thức thủa mình còn thơ."
(Phù Hoa, Lãng Đãng Vào Thu)

Trong Tâm lý học hiện đại, bù trừ trở thành một qui luật Tâm Lý với Alfred Adler để giải thích "Ngã" chính xác hơn và để áp dụng trong Tâm lý trị liệu.

Cũng trong tư duy Cao Mỵ Nhân, chị tìm "Ngã" qua chiêm bao và mộng mơ rất gần với Sigmund Freud.

Theo S. Freud, "ẩn ức" của Ngã thể hiện qua chiêm bao, giấc mộng. Tìm hiểu chiêm bao để giải tỏa ẩn ức và đưa con người trở lại tâm lý bình thường.

Cũng vậy, những ẩn ức của Cao Mỵ Nhân sau 1975 đã tan biến hết khi chị viết:
"Tôi ra ra hiện thực, người vào mộng mơ"
(Sợi Râu Bạc, Đưa Người Tình Đi Tu)

Từ ngữ chị dùng rất chuẩn xác. Đây cũng là điều tâm đắc của tôi với Cao Mỵ Nhân.

Cao Mỵ Nhân đã tìm hiểu Tâm Lý Học Thiền (The Psychology Of Zen" rất sâu như một người nghiên cứu nhưng chị không có cơ duyên để trở thành tu sĩ, phải chăng vì "tâm" còn "động":

"Bỗng nghe nhung nhớ phương nào.
Rất thầm vọng tới làm giao động về."
(Dấu xưa, Đưa Người Tình Đi Tu)

hay:

"Năm xưa trường hạ xa vời,
Ai về Vạn Hạnh cho tôi bái từ."
(Tờ Thư Nước Mắt, Đưa Người Tình Đi Tu)

Với một chiều dầy tác phẩm và một chiều sâu tư tưởng, Cao Mỵ Nhân từ nay sẽ lôi cuốn được độc giả trí thức trên thượng tầng kiến trúc của xã hội ngày một đông trong cộng đồng Việt Nam .

VIỆT BẰNG



 


Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003