Apr 25, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Sinh hoạt văn học-nghệ thuật
HÀNH HƯƠNG NHẬT BẢN - NGUYỄN THỊ XUÂN NGA

Nhân dịp cậu Hải, một Phật-tử chùa Giác Hoàng đứng ra tổ chức cuộc hành huong Nhật Bản và Đại Hàn nên tôi và con trai tôi là Truờng Giang cùng tham dự. Cuộc hành huong này kéo dài hai tuần lễ và đuợc sự huớng dẫn của Hòa Thuợng Thanh Đạm, trụ trì chùa Giác Hoàng ở Washington DC cùng Ni-Su Huệ Ân, chùa Quan-Âm Phổ Chiếu Ni-Viện ở Maryland, hai Su Cô Chân Hạnh và Chân Lộc Tổ Đinh Từ Quang ở Toronto, Canada. 23 Phật tử đi theo phần lớn ở Virginia, số còn lại ở Maryland, Pennsylvania, New Jersey Florida,và Canada.

NHẬT-BẢN. Lúc 4 giờ ruỡi sáng ngày 9 -9-2010, tôi cùng với Giang đi taxi đến Phi- Truờng Quốc-Tế Philadelphia để đáp máy United Airline 185 đến San Francisco , California. Lúc 5 giờ ruỡi sau khi đa gửi hành lý và khám xét nguời xong thì đi đến cổng D11 để chờ máy bay. Lúc 6 giờ ruỡi mới lên máy bay và hai mẹ con phải ngồi ở hàng ghế chót là 24D và 24F. Lúc 7 giờ sáng máy bay cất cánh. Vì hôm đó trời quang mây tạnh nên tuy phải ngồi ở cuối cung không bị sóc. Lúc 9 giờ ruỡi (giờ ở California), máy bay đáp xuống phi-truờng San Francisco. Hai mẹ con vội-vã đi đến cổng để đáp máy bay United Airline 885đi Osaka, Nhật Bản. Đang trên đuờng đi thì gặp nhóm Phật-tử từ Phi-truờng Dullas,Washington Dc và từ Toronto, Canada cung vừa tới. Thật là vui khi gặp lại những đạo-hữu đa đi những chuyến hành huong truớc. Ngoài ra còn đuợc gặp lại Nữ, đồng nghiệp dạy ở truờng Trung-học Quốc Gia Nghia tử Sài-Gòn . Nữ đi cùng với phu quân là anh Tụệ, hai nguời chị và em của Nữ là Nhợn, Ngọc và hai anh em rể là Ân và Phú. Khoảng 11 giờ sáng mọi nguời đuợc gọi lần luợt lên máy bay. Phi-co này rất lớn, chứa đuợc mấy trăm nguời nên mãi mới lên hết và lúc 12 giờ trua máy bay cất cánh để bay qua biển Thái Bình Duong. Phi-truờng San Francisco rất lớn ở bên cạnh eo biển. Từ phi co nhìn xuống thấy rất nhiều nhà đuợc xây cất bên triền núi, ngó xuống biển, thật đẹp. Khoảng gần 15 giờ chiều thì thấy máy phóng thanh yêu cầu các hành khách ở phía cánh bên phải về chỗ ngồi để cho lối đi đuợc quang và nói nếu ai là bác si thi nhấn vào nút ở ghế ngồi. Giang làm theo lời họ, thế là ngay lập tức một nhân viên của phi hành đoàn đến noi và hỏi Giang :

- Are you a doctor ?
-Yes.

Thế là bà ta dẫn Giang đi về phía phải. Chừng 15 phút sau, Giang trở lại và cho biết là trên phi co có một học sinh gái 16 tuổi đi cùng nhóm bạn do ông thày huớng dẫn từ Canada sang Nhật cho chuong trình trao đổi học sinh, em đó thấy tức ngực nên họ nhờ khám bệnh cho em. Giang đa khám tổng quát và thấy là em đó bình thuờng. Sở di bị tức ngực là vì mấy hôm truớc khi đi em đó đa bận bịu nhiều và lo-lắng mà thôi. Một lúc sau ông thày của em học sinh tới cám on. Sau dó hai nhân viên của phi hành đoàn đến cám on bằng cách mời hai mẹ con lên ngồi ở first class. Thế là họ xách hộ hành lý rồi dẫn đến một phòng chỉ có 5 ghế ngồi, mỗi ghế cách xa nhau cả thuớc. Họ kéo bàn ra, trải khăn trắng lên rồi đem đến một khay gồm cheese, crackers, nho và một chén nhỏ đủ loại nuts và còn hỏi có uống ruợu không. Chỉ có Giang uống một cốc vang thôi. Ngoài ra còn tặng mỗi nguời một đôi dép đi trong nhà, một "travel kit" trong có bí tất, vải che mắt, cream duỡng da, bàn chải, thuốc đánh răng, "earplugs" và facial tissue. Lúc gần tới noi ông Đại úy phi công cung tới cám on nữa. Nhờ đuợc ngồi ghế có thể ngả ra nằm đuợc và có chỗ gác chân thoải mái nên tôi không bị sung chân nhu những kỳ truớc. Phi co bay suốt đem, băng qua biển 9 giờ ruỡi đồng hồ rồi đáp xuống phi-truờng Kansai International Airport,của Nhật-Bản lúc 15 giờ chiều ngày thứ Sáu 10-9-2010. Phi-truờng này cung rộng rãi, đuợc xây cất năm 1987, gồm 10 ngàn nguời làm trong ba năm, phí tổn 20 tỷ Mỹ kim và đuợc xử dụng năm 1994. Khi động đất ở Kobe, phi truờng này không hề hấn gì. Xây cây cầu bắc qua eo biển cung tốn 1 tỷ Mỹ kim. Phi truờng này nằm bên bờ biển, thuộc đảo Osaka, đó là một hòn đảo nhân tạo, nguời ta đa lấp một phần biển để tạo thành. Bây giờ thì phi truờng bắt đầu lún một tí. Sau khi rời khỏi phi-co, mọi nguời đi bộ một quãng ngắn là tới trạm xe điện. Ra khỏi xe điện đi hai lần thang máy, lên lầu để tới trạm Quan Thuế. Tại đây mọi nguời phải trình Passport, nộp tờ khai báo mà họ đa phát cho ở trên máy bay, chụp hình và in dấu tay. Xong xuôi lại đi thang máy xuống phía duới để lấy hành lý. Phải chờ gần nửa giờ mới thấy huớng dẫn viên tới. Ông ta tên là Kotora Futatsumor, bố là nguời Nhật, mẹ nguời Tầu nói thạo tiếng Ạnh. Kotora cung có nghia là tiger. Ông ta cho biết là nên đổi tiền ở phi-truờng vì cao hon là đổi ở khách sạn. Cứ một dollas thì đuợc 90 đồng yens. Sau khi đổi tiền, tất cả đuợc huớng dẫn lên xe buýt để về nghỉ đem tại Park Hotel Rinkai ở tại Sakai-Shi, downtown Osaka, cách phi-truờng gần một giờ lái xe. Ông tài xế xe buýt tên là Hagasan. Đuờng phố ở Nhật, lằn phân chia hẹp, chiếc xe buýt đi là vừa khít bởi vậy dân Nhật đều dùng xe hoi nhỏ, đầu xe ngắn mà đuôi xe thì cụt ngủn trông rất buồn cuời. Xe hoi cung lái phía bên trái nhu ở Anh. Xe cứu hỏa còn nhỏ hon xe buýt. Xe chạy trên xa lộ, qua cầu dài. Các chung cu nhiều tầng nhung mỗi từng đều thấp. Mái nhà thuờng lợp bằng loại ngói chắc chắn, màu xám hoặc xanh lo bóng láng. Các bao lon hoặc cửa sổ của mọi nhà đều thấy phoi đầy quần áo. Khách sạn có nhiều từng lầu, sạch-sẽ. Tôi và Giang ở phòng 803. Mỗi phòng có hai giuờng đon, phòng tắm rất nhỏ; bàn cầu, bồn rửa mặt và bổn tắm, xít nhau nên khi vào phải len. Có một cái vặn nuớc chung cho cả bồn rửa mặt và bồn tắm. Thành bồn tắm cao gần một thuớc. Truớc phòng ngủ họ để hai đôi dép cùng cỡ đan ông đi cung còn rộng ! Lúc 18 giờ ruỡi xuống lầu 2 để ăn tối. Các món gồm có com ăn với mì sào nấm, củ cải mặn, kim chi, tempura là món tôm, cà tím, dua leo tẩm bột rồi chiên. Sau bữa ăn tối, hai mẹ con đi bộ loanh quanh để xem phố. Trên hè đuờng thấy có những nguời đi xe đạp cùng với những nguời đan ông đi làm về, nguời nào cung mặc bộ đồ lớn tay xách hay đeo cái cặp đen. Đuợc biết đó là cái "mốt"của những nguời đan ông Nhật dù làm bất cứ nghề gì khi ra đuờng bao giờ cung mặc nhu thế, xách cặp và về nhà trễ thì vợ mới hãnh diện. Vào xem mấy tiệm tạp hóa thì thấy bánh kẹo đắt chừng gấp ruỡi hay gấp đôi ở Mỹ.. Cứ cách một quãng đuờng ngắn lại thấy một cái máy bán các loại nuớc. Nuớc trắng cung phải trả từ 150 đến 200 yens.

Thứ Bẩy 11-9-2010, 7 giờ sáng ăn điểm tâm buffet gồm rất nhiều món nhu: bánh mì, croissant, bánh ngọt, ham, tôm lạnh, cá lanh, rau, trứng bác, trứng luộc dua leo, củ cải dầm, com, cháo,. tráng miệng có trái vải lạnh, vỏ màu sậm nhung rất ngọt. Gần 8 giờ sáng lại phải xách hành lý xuống để rời khách sạn đi về phía Nam của Osaka.

THĂM VÙNG NÚI CAO DÃ SON ( KOYASAN )- Cao Dã Son cao 800 m, cách Osaka hai giờ lái xe. Ba trung tâm Phật Giáo của Cao Dã Son là : Áo Chi Viên ( Okunoin ) Kim Cuong Phong Tự (Congobu-Ji ) và Đan Thuợng Già Lam ( Danjo Garan ). Trên đuờng đi ở down town gặp các cao ốc và các tiệm buôn. Sau đó xe rẽ ra xa lộ, qua nhiều hầm xuyên qua núi. Khoảng một giờ sau xe buýt rẽ vào con đuờng hẹp, hai bên là núi với cây thông rậm rạp, thỉnh thoảng lại có những khóm tre mọc thẳng tắp. Những vuờn xoài, trái nặng chiu, những cây cam trái vàng ối, cung gặp một vài cây lựu. Ở chân núi cung thấy những ruộng lúa chín vàng, những vuờn rau, những nhà lồng và trên ruộng họ cung cắm những nguời nộm làm bằng vải đen để dọa chim. Ở đây không hề thấy trâu bò. Lúc 10 giờ sáng đỗ lại nghỉ . Nhà vệ sinh ở đây sạch sẽ. Có một tiệm bán bánh ,trái cây, rau., tôm cá khô, các thứ đậu và một vài đồ kỷ niệm. Bánh và trái cây ở đây khá đắt: Một hộp bánh dầy, nhân đậu đỏ 5 cái nhỏ xíu mà cung bán tới 430 yen, hai trái hồng, hoặc muoi quả sung giá 300 ỵen. Nhung muớp đắng ,dua leo, khoai lang thì lại rẻ: 3 củ khoai, hoặc 4 quả muớp đắng, hay dua leo , mỗi vỉ chỉ có 100 yen thôi. Sau 15 phút nghỉ, xe bắt đầu leo núi. Đuờng đi vòng vèo quanh co, một bên là núi, một bên là vực sâu, phía duới có suối. Ở mỗi khúc quanh họ đều đặt những cái guong tròn và to để cho các xe đi ở hai chiều có thể nhìn thấy nhau mà tránh.

NGHIA TRANG ÁO CHI VIỆN (OKUNOIN.)- Lúc 11 giờ sáng xe ngừng lại để mọi nguời xuống đi bộ vào xem cái nghia trang lớn nhất của Nhật. Trong nghia trang không biết co man nào là các ngôi mộ xây cất nhiều kiểu khác nhau. Con đuờng đi rộng rãi, đuợc lót bằng những phiến đá to hình chữ nhật. Suốt dọc đuờng đi đều có những cột đen trắng xan-xát, có mái che bốn góc cong. Ở hai bên lối đi có nhie6`u cây cao cho bóng mát. Bên cạnh lối đi có một cây cổ thụ ,gốc có đuờng kính vài thuớc, rễ mọc chằng chịt trồi lên khỏi mặt đất, vỏ cây bị tróc hết. Phía gần mé ngoài có tuợng Đức Quan Thế Âm và tuợng Đức Địa Tạng. Ở đây có miếu thờ của nhà su tên là Kukai (Không Hải), từ Trung Quốc trở về năm 803 và đa truyền đạo Phật đến Nhật. Phật giáo Nhật có hai tông phái: Thanh tu ăn chay, không lập gia đinh, không làm chính trị còn tông phái kia thì có lập gia đinh và cha truyền con nối. Đi vào sâu hon nữa thì gặp 4 pho tuong cỡ nửa thuớc, phía truớc nguời ta để một bể nuớc và nhiều cái gáo nhỏ để khách thập phuong rửa tay. Nguời Nhật họ tin rằng đức Địa Tạng vì thuong những đứa trẻ con chết yểu, bị bo vo lo sợ nên ngài thuờng hóa ra thành em bé để đến choi với chúng và bảo vệ chúng. Bởi vậy nên trong nghia trang này có rất nhiều tuợng là trẻ con, mặc yếm dãi, đầu đội mu may bằng vải hoặc đội mu len trông rất ngộ nghinh. Nguời ta xây nhiều bồn đá trắng đổ đất cao chóp lên rồi trồng cỏ lên trông cung đẹp mắt. Một gò đất rất lớn, trên đó có hàng ngàn tuợng những đứa trẻ. Ở gần đó có tuợng Đức Địa Tạng, đang ngồi tọa thiền, cổ đeo 3,4 cái yếm dãi lồng lên nhau, nhiều màu, kiểu và kích thuớc khác nhau. Đi vào sâu hon nữa thì gặp một tuợng bằng đồng đen, cao bằng nguời, đứng trên bệ cao. Bên cạnh đó là một dẫy 10 tuợng nhỏ hon, vừa đứng vừa ngồi, có ba tựợng mang khí giới. Ở truớc mỗi tuợng đều có bể nuớc và những gáo nhỏ để múc nuớc tắm tuợng. Tại đây cùng có mộ cầu siêu cho chiến si. Ở tận cùng trong là ngôi chùa mang tên là Diatoku Temple. Phía truớc là căn nhà bên trong có nhiều giá cắm nén, đuợc thắp sáng lung lịnh. Ở gần chùa có một tuợng Địa Tạng màu xám nhạt, đang ngồi và hai bên đui Ngài có tuợng hai đứa nhỏ đang nguớc mắt nhìn Ngài trông rất dễ thuong. Phía truớc chùa có một bể nuớc để Phật tử rửa tay ,rửa mặt, súc miệng truớc khi vào lễ Phật. Hầu hết ở các chùa bên Nhật và Đại Hàn đều có bể nuớc ở phía truớc. Chùa Daitoku có nhiều bậc đá để dẫn lên chánh điện. Cửa chánh điện bằng gỗ màu nâu nhạt, hai bên cột viết chữ vàng. Trên ban thờ có ba tuong Phật bằng đồng đen. Bên trong có vẻ âm u. Cạnh chùa có nhiều căn nhà bán các vật kỷ niệm.

Lúc 12 giờ trua tất cả lại lên xe để tới ăn ở một nhà hàng ngay chân núi. Ở nhà hàng này mọi nguời đều phải ngồi xuống thảm theo kiểu Nhật. Họ đem đến cho mỗi nguời một khay gồm có com, nhiều loại rau nhu rau cải, nấm, đậu phụ rất mềm, tempura, một bát có miếng đậu vuông trắng nõn, một bát có seaweed cuộn tròn và hai miếng giống nhu mì căn màu hồng và màu xanh, và một tách nuớc gạo rang. Phần ăn nhu vậy thấy họ bầy trong tủ kính đề giá 1,800 yens.

KIM CUONG PHONG TỰ ( KONGOBU-JI ) Ăn trua xong lại tiếp tục đi tới chùa Kim Cuong. Chùa nằm ở một khu đất rộng lớn. Cổng chùa bằng gỗ nâu đậm, cánh cửa chắc chắn, mái lợp ngói xám. Phía hai bên cổng có nhiều dẫy nhà một tầng thấp,tuờng trắng. Chánh điện rất cổ kính, có cửa lá sách, rộng làm bằng gỗ gụ phía trên cửa son màu ngà, có hình nổi hoa cúc, phía duới mái đuợc trạm trổ công phu. Mái chùa cong. Chung quanh có hàng rào trắng. Chánh điện còn có hai cửa trồi ra ở phía đông và tây. Sau khi lên mấy bực tam cấp, mọi nguời đều phải cởi giầy dép rồi để vào những hộc bằng gỗ chứa đuợc hai đôi và có đánh số,có tới hon trăm hộc, rồi đi dọc hành lang lát gỗ quanh chùa, theo lối mui tên chỉ dẫn. Thoạt tiên thấy một khúc gỗ cắt từ một cây cổ thụ, mặt gỗ có vân đẹp, đuờng kính phải tới vài mét, hình dáng khúc gỗ giống nhu cánh hoa mai. Phòng Ohiroma có những cánh cửa đuợc trang hoàng bằng những hình vẽ cảnh vật với nhiều màu vàng. Phòng này đuợc dùng để tổ chức nghi lễ tôn giáo.rồi tới phòng Yanagi-No-Ma các cửa đuợc trang hoàng bằng những hình vẽ cây liễu bốn mùa của Kano Tansai. Phòng Betsuden, các cánh cửa đuợc vẽ bởi Moriya Tadashi diễn tả cảnh hoa và chim của bốn mùa. Jodan-No-Ma, hồi truớc là phòng cho các vị chức sắc thăm viếng; hiện nay, những lễ quan trọng đuợc tổ chức ở đây; tuờng đuợc phủ bởi những lá vàng và trần đuợc tô điểm bởi hoa. Okushoin, phòng có dụng cụ để bảo vệ tránh cái lạnh của mùa đông. Phòng làm bếp rất rộng, có ống thông khói lớn, bếp nấu đuợc xây bằng đá trên đặt những nồi và chảo to, trên tuờng treo những dụng cụ làm bếp nhu muôi múc canh, muỗng gỗ để sới com cung rất lớn. Từ phía Tây nhìn thấy một vuờn đá hình chữ nhật, gọi là Banryutei Rock Garden, lớn nhất của Nhật,diện tích 2,349m2, có tuờng bao quanh làm bằng đất sét đun trong dầu, sàn là những viên đá vụn. Trong vuờn không có cây cối chỉ đặt rất nhiều những hòn đá vừa lớn vừa nhỏ, có nhiều hình dáng kích thuớc khác nhau. Ở khuôn viên chùa có lăng của Bishop Shingen đuợc xây trên một thềm đá cao, có 20 bực bằng đá trắng để dẫn lên lăng. Lăng có cửa gấp màu ngà pha thêm màu xanh, nâu và cam. Bên trong có hai bình huong bằng sứ màu xanh rêu pha màu xanh lo. Phía sau là bệ thờ có tuợng hai nguời hầu mặc áo xanh, có lu huong...Sau khi đi thăm các noi xong, mọi nguời đuợc mời vào Shinbetsuden Hall Tea Service,để uống trà. Phòng lớn trải thảm đỏ, ba lối đi lót thảm màu vàng. Tất cả ngồi trên thảm và đuợc nguời ta mang đến mời một bát nuớc trà nhỏ và một gói giấy trong có hai cái bánh ngọt xốp.

KHU ĐAN THUỢNG GIÀ LAM ( DAI GARAN )- Mọi nguời đuợc huớng dẫn đi bộ sang khu Dai Garan. Khu này có nhiều nhà cao tầng. Phía ngoài có Căn Bản Đại Tháp ( Konpon Daito )màu cam tuoi sáng, tầng duới hình vuông, tầng trên hình tròn, mái cong lợp ngói xanh rêu, cửa sổ màu ngà. Bên trong điện có tuợng Nhu Lai bằng đồng; hai bên có bốn tuợng Phật khác. Chung quanh bàn thờ có hình của 16 tuợng Bồ Tát với màu sắc rực rỡ, đuợc đặt trên 16 cột to màu dỏ.

Chùa Kim Đuờng ( Kondo ) đuợc xây trên nền đá cao, có nhiều bực để buớc lên, xây năm 1932, có vẻ cổ kính toàn làm bằng gỗ nâu có vân, trần nhà treo rất nhiều đen lồng đẹp, bên trong thờ Đức Duợc Su rất lớn bằng đồng đen cùng tranh vẽ các đức Phật và Bồ Tát với nhiều màu sắc. Chùa này là một trung tâm hoạt động tôn giáo chính của Koya.

Ngự Ảnh Đuờng ( Miedo ) Tuờng trắng , các cột và hành lang màu xám. Đó là noi thờ các vị Tổ nhung mỗi năm chùa chỉ mở cửa một lần nên lúc đó thấy một nhóm Phật tử đang đứng ở truớc cửa tụng kinh. Ở Đan Thuợng Già Lam có gác chuông son màu trắng bên trong có một cái chuông bằng đồng đen cao cỡ một thuớc.

THÍCH TÙNG VIỆN (SEKISHOIN ) Lúc 16 giờ ruỡi chiều tới ngủ đem tại Sekishoin Word Heritage, đó là khách sạn của chùa. Chùa có tên là Thích Tùng Viện và Đông Căn Viện. Vùng. Cao Dã Son có 6 ngàn cu dân, trong đó có 1 ngàn là tu si học tại Đại Học Phật Giáo. Vùng này có 30 chùa đều có chồ cho khách thập phuong ở. Chùa Thích Tùng Viện đa có từ 200 năm, phía truớc có thờ Đức Địa Tạng mặc áo đỏ. Khi đi qua một khúc sân thì tới cổng lớn dẫn vào chùa là Nhị Thiên Môn mà cột và các xà ngang đều son màu đỏ gạch, hai bên có tuợng của ông Thiện và ông Ác. Sau đó thì tới chùa chính, phía tay trái là kệ để giầy dép. Mọi nguời phải thay giầy để đi dép của nhà chùa. Dép quá rộng nên đi lại khó khăn. Phòng của chúng tôi ở lầu ba, có thang máy nên khi mang hành lý lên phòng đuợc dễ dàng. Phòng rộng rãi, sàn lót loại chiếu đặc biệt là tatami, rất dầy và ngủ ở trên đó chứ không có giuờng. Ở mỗi chỗ ngủ, ngoài chăn, gối, họ còn để cho mỗi nguời một bàn chải đánh răng có phết thuốc đánh răng và đựng trong cái túi giấy, một bộ quần áo nhà su màu xanh da trời. Thày trụ trì chùa yêu cầu chúng tôi mặc bộ quần áo đó lúc xuống ăn com cung nhu lúc lên chánh điện để làm lễ. Phòng của chúng tôi có bao lon nhìn xuống một hồ cá, lại có một chiếc cầu đỏ chót bắc ngang qua lạch nuớc trông rất nên tho. Trong hồ có một đan cá koy rất lớn ,nhiều màu sắc nhu vàng nhạt, trắng có đốm vàng cam, trắng đốm xám,hoặc đen. Trong hồ có mấy hòn non bộ xinh xinh, trên có cây nhỏ. Vuờn trồng những cây cảnh đẹp. Khi vừa buớc vào phòng là thấy phía tay trái có bồn rửa mặt, phía phải là cầu tiêu và bồn tắm, rộng rãi. Trên nắp đậy bồn nuớc có vòi nuớc từ cao nên khi giật nuớc xong là nuớc từ vòi chẩy ra và có thể dùng nuớc đó để rửa tay đuợc, thật là nhất cử luỡng tiện.

Lúc 18 giờ chiều xuống ăn com chay. Trong một căn phòng rộng mọi nguời ngồi xuống thảm quanh ba dẫy bàn dài, thấp, sau khi Hòa Thuợng đa vào ngồi ở chỗ danh dự. Mỗi nguời đuợc hai khay thức ăn gồm tempura chay, rau đậu, canh do các chu tăng nấu và seaweed. Một nhà su cứ quỳ rồi lết đến chỗ từng nguời để đua com hoặc rót súp vào bát. Mọi nguời cùng Hòa Thuợng niệm Phật rồi mới bắt đầu ăn. Ăn xong lại niệm Phật hồi huớng. Nhà su quản lý cho biết là ai muốn cầu an, cầu siêu hoặc cầu cho công việc làm thì cúng một ngàn ỵens vào khoảng $12.00Dollars để sáng mai thày sẽ cầu nguyện cho. Tất cả đều cúng tiền để thày cầu an cho cả đoàn.

Ngày Chủ Nhật 12-9-2010. Bữa nay tôi và Giang dậy sớm nên hai mẹ con đi bộ để thăm chung quanh. Vùng này có rất nhiều chùa ở san sát gần nhau, xen lẫn với nhà của dân và các cửa tiệm.

Lúc 6 giờ ruỡi sáng, mọi nguời đều tề tựu trên chánh điện. Trên trần có rất nhiều đen lồng mờ, bàn thờ thắp nến nên có vẻ âm u. Thày quản lý tụng kinh, khấn nguyện, trì chú rồi ban cho mỗi nguời một chuỗi tràng tay, hai vòng làm bằng những hạt gỗ dẹp. Sau đó đi ăn sáng gồm có com, cháo, đậu phụ tròn, làm bằng vừng, seaweed, bắp cải sào, bắp cải và miến làm chua, củ cải mặn, canh seaweed.

Lúc 8 giờ sáng rời chùa để đi đến vùng Nara .Khi xuống núi, phía bên phải xe là vực sâu nên nhìn xuống thấy sợ. Những chỗ phải tránh nhau, hai xe gần khít nhau và họ cứ phải nhích tí một. Phải mất một giờ để xuống núi. Trên đuờng đi, thấy những dẫy núi liên tiếp nhau và chân núi có nhiều ruộng lúa, rau, nhà lồng và có chỗ thấy nhiều căn nhà mái ngói màu xám.

NARA- Nara là thủ đô của nuớc Nhật trong vòng 70 năm. từ 710 đến 780. Năm nay tỉnh này làm lễ ăn mừng1300 năm. Ngày nay thủ đô của nuớc Nhật là Tokyo.

NARA PARK.-Lúc 11 giờ sáng tới noi. Đây là một khu rộng lớn.

ĐÔNG ĐẠI TỰ (TODAI-JI) .Nam Đại Môn ( Nandaimon) Cổng dẫn vào chùa có ba lối đi, Khuôn viên chùa rộng, cây cối đẹp. Chùa còn có tên là Giáo Vuong Hộ Quốc Tự ( Kyo-o-Gokoku-JI, nơi cầu an cho quốc gia.

Chùa này hoàn toàn bằng gỗ đuợc xây cất vào thời kỳ 710-794 duới sự chứng kiến của vua Shomu ( 724-749). Todai-Ji vừa là chỗ để cầu nguyện cho hòa bình vừa là chỗ cho dân chúng tụ tập, và cung là trung tâm nghiên cứu giáo lý đạo Phật. Trong nhiều thế kỷ chùa đa đao tạo đuợc nhiều nhà su nổi tiếng. Bên trong có tuợng Phật bằng đồng thếp vàng. Tuợng đuợc an vị năm 752 nhung đa bị hu hại nên đa phải sửa chữa nhiều lần vào những thế kỷ sau. Những cánh tay hiện nay của tuợng đa đuợc làm vào thời Momoyama (1568-1615) và đầu đa đuợc làm vào thời Edo (1615-1867) .

ĐẠI PHẬT ĐIỆN (The Great Buddha Hall ) . Điện này đa bị cháy trong thời chiến tranh 1180 và 1567 và căn nhà ngày nay là xây cất lần thứ ba và 33% nhỏ hon căn nhà nguyên thủy nhung vẫn còn đuợc coi là căn nhà bằng gỗ lớn nhất thế giới. Điện có hai tầng lầu bằng gỗ màu nâu trông cổ kính. Tuờng màu xám, cửa chánh điện rất lớn màu nâu. Phía ngoài có một lu đồng lớn để thắp huong. Tuợng Phật Thích Ca (Daibutsu ) rất lớn, bằng đồng đen,đuợc đặt ở chính giữa,lung tựa là một khung vàng lớn,cao, trên đó gắn nhiều tuợng nhỏ cung thếp vàng. Bên trái có tuợng A Hình Nhân Vuong có miệng mở, bên phải có tuợng Hồng Hình Nhân Vuong miệng khép. Mở và khép tuợng trung cho sự sinh và tử của cuộc đời. Đi vòng ra phía sau thì thấy có tuợng Quan Thế Âm đầu đội vuong miện. Lại có một tuợng bằng đồng đen, đội mu và mặc áo đỏ chót. Có tuợng Tỳ Lô Giá Na bằng đồng đen, hai bên có tuợng Đại Nhật Nhu lai và Đại Nguyệt Nhu Lai biểu hiệu cho ánh sáng và trí tuệ. Trong chùa có nhiều cột gỗ rất lớn đỏ tuoi có đai sắt. đuợc làm từ những cây cổ thụ. Lại có một cái cột phía chân, đuợc khoét một lỗ khá to, thấy trẻ con chui qua chui lại để choi. Theo truyền thống của Nhật cho rằng nếu ai chui qua đuợc cái lỗ đó thì có nhân quả tốt. Cô Huong và cậu Hải đa lọt qua đuợc.

VUỜN NAI (DEER PARK ). Trong một khu đất rộng, nai đuợc thả rông, phần nhiều là loại nai sao lông vàng có đốm trắng., còn có những con già, sừng chàng chạnh. Chúng đi lang thang khắp noi. Khi có ai cho thức ăn là chúng chạy đến xúm xít rất đông. Deer Park cung có một cái hồ khá lớn.

ĐẠI HOA NGHIÊM TỰ.-Cổng lớn, có ba lối đi vào. Bảng đề tên chùa vàng nhạt, viền xanh, chữ đen, có hai lớp mái màu xám. Ở trong chùa, các cột màu mận và hồng, giữa chánh điện có tuợng Đức Bổn Su rất lớn bằng đồng đen. Tay đa đuợc sửa lại vì bị động đất. Hai bên có hai tuợng nhỏ hon bằng đồng dát vàng sáng chói..

SASUGA TAISHA TEMPLE.- Chùa đuợc xây trên một nền cao, phải leo muời mấy bực đá mới tới noi. Hai bên bực thang đều có rất nhiều những cây đen bằng đá trắng. Các cột, cửa ra vào và xà ngang đều son màu đỏ. Đây là noi linh thiêng rất tốt cho việc cầu nguyện. Hễ ai muốn cầu xin điều gì thì bỏ 500 đồng yen vào thùng phuớc suong rồi viết tên vào miếng gỗ trắng to cỡ bàn tay và treo lên cái giá ở phía truớc điện. Trên cái giá cỡ hai mét vuông có tới mấy trăm miếng gỗ đa đuợc treo trên đó.

HUNG PHÚC TỰ (KOHFUKU-JI TEMPLE ) Chùa màu nâu sậm, đuợc xây trên một nền đá trắng cao, mái màu xám, ở mỗi góc đều có tuợng con khỉ. Ngay cạnh chùa có cái tháp năm tầng nâu, nóc có chóp nhọn. Trong chùa có nhiều tuợng đều tạc bằng gỗ rất công phu, có tuợng Đức Duợc Su, Đức Bổn Su Thích Ca, tuợng Quan Thế Âm đầu đội vuong miện, nghìn tay, chỗ tựa lung thếp vàng, trạm trổ rất đẹp, sáng chói. Lại có tuợng có bốn mặt quay về bốn phuong. Ở đây có chỗ có dây vải đỏ và trắng rất dài phía trên cột vào một thanh gỗ ở cạnh chuông, khi muốn thỉnh chuông thì dùng dây kéo mạnh ra xa rồi thả ra thì thanh gỗ sẽ gõ vào chuông và phát ra âm thanh.

ĐÔNG KIM ĐUỜNG (EAST GOLDEN HALL). Điện, thờ có cột bằng gỗ lớn, phía trên son đen phía duới đen pha hồng nhạt. Có một thùng phuớc suong bằng gồ rất lớn, nắp đuợc đậy bằng những thanh gỗ đặt cách nhau có khe hở lớn để bỏ tiền vào nên có thể nhìn thấy tiền ở đáy thùng. Bên trong có nhiều tuợng Phật cổ mà phía lung tựa là những miếng lớn thếp vàng,cao hon tuợng, có khắc nhiều tuợng nhỏ hoặc hoa lá.

DUỢC SU ĐUỜNG(YAKUSHI-JI ). Đó là một trong năm sáu chùa lớn nhất ở Nara, và đuợc coi là di sản của thế giới. Chùa này đuợc khởi công xây ở miền nam của Nara năm 680 và hoàn thành năm 698. Nhung 10 năm sau Thủ đô rời lên phía bắc năm 710 và Yakushi-ji cung rời lên đến địa điểm hiện tại. Tuy nhiên chùa đa bị cháy và bị tiêu hủy bởi chiến tranh và hu hại lớn nhất bởi chiến tranh ở thành phố năm 1528.

KIM ĐUỜNG ( KONDO ). Các cửa và cột và hàng rào chắn có màu đỏ gạch mái màu xanh lo. Hai bên cạnh chùa có tháp cao chín tầng nóc trên cùng nhọn hoắt, tuờng màu trắng, cửa và hành lang chung quanh mỗi từng đều son màu đỏ. Phía trái là Đông Tháp ( Tolo ), phía phải là Tây Tháp (Suito ).Chùa chính hình bát giác, hai tầng, mái cong, chung quanh có hàng rào đỏ chót, các cột và xà ngang màu đỏ đậm, tuờng màu trắng. Bên trong Kim Đuờng có tam tuợng bằng đồng đen, tuợng Đức Duợc Su ở giữa, phía lung tựa cao, thếp vàng, có nhiều tuợng ở chung quang. Hai bên có tuợng Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát. Hai bên chính điện có hai dẫy nhà một tầng có các cột đỏ chót, tuờng son trắng, mái ngói xám. Tại đây lại có hai cái giá có mái trên giá xếp rất nhiều hu ruợu sake bằng sứ.

ĐẠI GIẢNG ĐUỜNG . Điện này có hai tầng lầu, tất cả các cột và khuôn cửa, xà ngang đều có màu đỏ gạch. Bên trong thờ Đức Di Lạc và nhiều tuợng khác nữa. Các tuợng đều bằng đồng đen.

KYOTO.- Khoảng 17 giờ chiều rời khỏi Nara để đến vùng Kyoto. Trên đuờng đi gặp nhiều cánh đồng lúa bao la, các ruộng rau và nhà lồng. Cung nhìn thấy một cây cầu rất dài chạy vòng. Chân cầu chắc chắn và to gấp đôi chân cầu ở Mỹ. Khi tới gần Kyoto thì thấy nhà cửa xây cất san xát nhau chạy dài đến suờn núi.

Lúc 18 giờ chiều đến ăn buffet tối ở nhà hàng Sushi Boat Conveyor Belt. Bên cạnh bàn ngồi, hàng dẫy thức ăn cứ từ từ chạy qua, ai muốn ăn món gì thì tự động nhấc đia đó ra. Mỗi đia có hai miếng sushi. Có cả loại sống và chín. Tôi và bác Toán không thích ăn món sống nên lấy món chín nhu, tôm, cua, cá, thịt.. rồi chia nhau. Buồn cuời nhất là lúc "order" cà rem để tráng miệng cho năm nguời gồm 2 cái vanilla và 3 cái chocolete. Một lúc sau thì thấy 5 cái bánh chạy ra và cứ quay lại nhiều lần trong khi không thấy cà rem đâu. Mọi nguời bàn nhau chắc đó là kem đấy; thế là nhấc ra. Bác Danh mở cái bánh ra và kêu lên: "Thịt! " Mọi nguời ngỡ ngàng vì đa lấy ra rồi thì không đuợc bỏ vào lại. Nhung khi nhìn kỹ thì hóa ra là kem chocolate mà bác Danh lại tuởng là thịt bò !.

Sau đó đến ngủ tại khách sạn Tozankaku Kyoto và ở hai đem tại đây. Khách sạn rộng rãi và sạch sẽ, có năm tầng, chúng tôi ở phòng 536.

Ngày Thứ Hai 13-9-2010. Ăn điểm tâm có nhiều món, các thức ăn đuợc xếp trên ba dẫy bàn dài. Các món ăn gồm cả Âu và Nhật. Bao giờ cung có com ,cháo và canh. Lúc 8 giờ sáng bắt đầu đi thăm các chùa ở vùng Kyoto.

TAM THẬP TAM GIAN ĐUỜNG (SANJUSAGENDO TEMPLE.) - Cổng tam quan rộng, có ba cửa đi vào, cột bằng gồ màu nâu nhạt, tuờng trắng, mái ngói xanh. Chung quanh chùa có cây cối rậm rạp. Một cái ao nhỏ có nhiều phiến đá đuợc xếp thành núi non bộ với những cây nhỏ đuợc trồng trên đó trông rất vui mắt. Chùa có chiều dài 120m và đuợc chia làm 33 gian bởi các cột. Chùa duợc xây năm 1164 nhung bị cháy và phải xây lại nhiều lần. Chùa đuợc xây trên một nền đá xanh, sàn chùa đuợc đặt trên rất nhiều cột đá. Chùa có mái cong màu xanh, ở mỗi góc đều có tuợng của một con khỉ đang ngồi để canh chùa. Điện thờ Đức Quan Thế Âm nên còn đuợc gọi là Liên Hoa Vuong Điện. Chính giữa là Tuợng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn tuợng rất lớn, cao 4m, mỗi bên cạnh tuợng đều có 500 hóa thân của Đức Quan Thế Ậm ở thế đứng cao 2m với hình tuớng và dáng vẻ khác nhạu Tất cả các tuợng đều bằng đồng. Trong chùa có tuợng Thiên Vuong, Thần mẫu Thiên Vuong, Thiên Long bát Bộ, tuợng các nhạc thần tay cầm những nhạc cụ để tấu nhạc cho Thiên Vuong. Tại đây cung có một tuợng Phật nhỏ, nghe nói nếu vuốt vào tay ngài thì đuợc phuớc, vì nhiều nguời vuốt vào quá nên tay Ngài đổi từ màu đen thành màu đồng.

NGUYỄN THỊ XUÂN NGA



Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003