Apr 24, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Biên khảo, Phê bình
Thơ Song-Thất-Lục-Bát Bát Cú và Lục Bát Bát Cú trong Cổ Văn Việt
Hải Bằng HDB

Khổ thơ mở đề trong các áng văn thơ cổ điển: Dường như ít người để ý đến sựkiện trong cổ văn Việt có hai khổ thơ: (1) Song Thất Lục Bát Bát Cú và (2) Lục Bát Bát Cú thường được dùng làm đoạn thơ mở đề.  

Thí dụ, trong Cung Oán Ngâm Khúc (Nguyễn Gia Thiều), đoạn mở đề có 8 câu song thất lục bát:

Trải vách quế gió vàng hiu hắt         (7)

Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng         (7)

Oán chi những khách tiêu phòng        (6)

Mà xui mệnh bạc nằm trong má đào        (8)

Duyên đã may, cớ sao lại rủi?            (7)

Nghĩ nguồn cơn giở giói sao đang        (7)

Vì đâu nên nỗi giở dang            (6)

Nghĩ mình mình lại càng thương nỗi mình    (8)

 Trong Chinh Phụ Ngâm (Ðặng Trần Côn), đoạn mở đề cũng là 8 câu song thất lục bát:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi            (7)

Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên    (7)

Xanh kia thăm thẳm từng trên        (6)

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này!        (8)

Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt    (7)

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây        (7)

Chín tầng gươm báu trao tay            (6)

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh    (8)

 Trong Tỳ Bà Hành (Bạch Cư Dị và do Phan Huy Vịnh diễn nôm), đoạn mở đề có 8 câu 7x7x6x8:

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách    (7) Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu        (7) Người xuống ngựa, khách dừng chèo        (6) Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti    (8) Say những luống ngại khi chia rẽ        (7) Nước mênh mông đượm vẻ trăng trong    (7) Tiếng ti nghe vẳng bên sông            (6) Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi    (8)

Trong khi đó, Tiên Ðiền Nguyễn Du lại dùng đoạn 8 câu lục bát (lục bát bát cú) thuần túy của người Việt để làm khổ mở đề trong Truyện Kiều:

Trăm năm trong cõi người ta            (6)

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau        (8)

Trải qua một cuộc biển dâu            (6)

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng    (8)

Lạ gì bỉ sắc, tư phong                (6)

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen    (8)

Cảo thơm lần giở trước đèn            (6)

Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh        (8)

 Tại sao xuất hiện thể thơ song thất lục bát (hay còn gọi là lục bát gián thất) trong cổ văn Việt?  

 Rất có thể là bởi vì các Nhà Nho ngày trước muốn mở rộng thể thơ lục bát bằng cách kết hợp với thể thơ Ðường.  Cấu trúc bài thơ song thất lục bát có 2 câu 7 (song thất) cùng với cặp 6x8 (lục bát).  Sự sáng tạo này giúp bài thơ có “hương vị thơ Ðường” qua cặp câu 7.  Như vậy, cổ văn Việt có hai thể thơ chính là Lục Bát và Song Thất Lục Bát để làm văn kể truyện.  Thể thơ Lục Bát bình dị và nhẹ nhàng, gần gũi với giới bình dân hơn là thể thơ song thất lục bát vì lai thơ Ðường.  Tuy nhiên, thể thơ song thất lục bát giúp làm giảm tính đơn điệu của giọng ngâm.  

 Vài Nét Căn Bản về Niêm Luật trong các Thể Thơ Cổ

 Thơ Ðường luật mà nhiều người đã biết là thể thơ phát xuất từ thời Nhà Ðường (Thế kỷ thứ 10 STL), được phổ biến dưới tên “Thất Ngôn Bát Cú” với luật bằng trắc, niêm, và đối rất chặt chẽ.  Trước thể Thơ Ðường là thể thơ Cổ Phong chưa có niêm luật ràng buộc.

 Một số người làm thơ hiện nay không thích làm thơ Ðường luật vì thấy bị gò bó vào bố cục và niêm luật.  Vì vậy họ thiếu hẳn nghệ thuật phô diễn tình cảm của các nhà thơ cổ điển.  Thật ra niêm luật thơ được đặt ra là để nâng cao chất lượng của bài thơ, giúp bài thơ vượt khỏi mức tầm thường của các bài thơ của đại chúng.     

 Bài thơ Ðường luật đòi hỏi:

 Bố cục: giúp cho tình ý trong bài thơ được trình bầy có tính lý luận:

 Câu đầu là câu Khai Ðề nêu ra một chủ đề tổng quát.

Câu hai là câu Phá Ðề: nói rõ chủ đề là gì.

Hai câu 3 & 4 là cặp Giải Thích: chứng minh chủ đề.

Hai câu 5&6 là cặp “Luận”: suy rộng ra.

Hai câu 7&8 là hai Kết Ðề.

 Theo đúng được tinh thần bố cục này thì bài thơ có giá trị cao.

 Luật bằng trắc: giúp cho âm điệu được êm tai.

 Âm của các chữ thứ 2, thứ 4, và thứ 6 phải lần lượt là: bằng - trắc - bằng hay trắc -- bằng - trắc.

Căn cứ vào âm của từ thứ 2 trong câu Một là bằng hay trắc, người ta bảo: bài thơ đó là luật bằng hay trắc.

Bài thơ “Thu Ðiếu” sau đây làm theo luật “bằng” (thu).

Thí dụ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo        (2) bằng  - (4) trắc – (6) bằng

Một chiếc thuyền câu  bé tẻo teo        (2) trắc – (4) bằng) – (6) trắc)

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo

Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

(Nguyễn Khuyến: “Thu Ðiếu”)

 Niêm:     luật bằng trắc của câu 1 và câu 8 là niêm với nhau (giống nhau).

    Luật bằng trắc của câu 2 và 3 là niêm với nhau (giống nhau).

    Luật bằng trắc của câu 4 & 5 niêm với nhau (giống nhau).

    Luật bằng trắc của câu 6&7 niêm với nhau (giống nhau).

 Ðối:    Ý đối ý, từ đối từ (danh từ đối với danh từ; động từ đối với động từ, v.v.)

    Cặp 3 & 4 là cặp đối: sóng đối với lá; biếc đối với vàng; …

    Cặp 5 & 6 là cặp đối: từng mây đối với ngõ trúc; …

 Ðiệp ngữ: là nhắc lại những chữ đã được dùng rồi trong cùng một bài.  Nên tránh điệp ngữ trừ phi nghĩa khác nhau.  Dùng nhiều điệp ngữ chứng tỏ vốn từ ngữ nghèo nàn hay văn thiếu chau chuốt.

 Ðại cương niêm luật trong thơ Ðường luật là như vậy.  Ðọc nhiều bài mẫu sẽ quen và thấy không còn khó khăn nữa.  Thêm một vài bài thơ Ðường luật:

 Bài Xướng

 VƯƠNG VẤN NÀNG THƠ

-Nguyên Lý (Canada)

 Vắng thư nhớ chữ biết bao nhiêu
Lãm thúy ngâm nga mỗi buổi chiều
Xuân sắc còn đây, hương viễn phố
Thơ nguồn vẫn đó, ý cô liêu
Mờ mờ thi khách gương anh liệt
Thấp thoáng giai nhân nét mỹ miều
Mỗi độ trăng về nghe gió thoảng
Bàng hoàng trong dạ ngóng tà xiêu
*

Họa

 VƯƠNG VẤN NÀNG THƠ

-Hải Bằng.HDB

 Tri âm, tri kỷ được bao nhiêu
Vương vấn nàng Thơ tuổi xế chiều
Mong mãi tin thư về trước ngõ
Ðợi hoài bóng nhạn tới sau liêu
Ðường xưa vẫn khắc hình trang nhã
Lối cũ còn in bóng mỹ miều
Có lẻ mười năm quên lẫn nhớ
Tình ngay, nghĩa thật chẳng xiêu xiêu*

 CHIM ĂN GỌI ÐÀN

- Hải Bằng.HDB

Sáng sáng chim đàn đậu trước nhà
Gạo, mì rải sẵn tự hôm qua
Vài con se sẻ nghiêng đầu gọi
Mấy cặp sáo nâu liệng cánh sà
Muông thú thức ăn không cất chứa
Loài người tiền của chẳng cho ra
Trời cha, đất mẹ bao la quá
Chia sớt cùng nhau cuộc sống hòa *

Người Việt chúng ta từ ngàn xưa có thể thơ Lục Bát.  

Thơ Lục Bát cũng có luật bằng trắc và đối nhưng không chặt chẽ như thơ Ðường.  Luật bằng trắc trong thơ Lục Bát đơn giản và uyển chuyển.

 

Luật Bằng Trắc

Ðó là âm của các chữ thứ Hai (bằng), Tư (trắc), Sáu (bằng), Tám (bằng); âm cuối câu là âm bằng;  âm chữ thứ sáu (câu 6) vần âm với chữ thứ 6 câu 8; âm ch thứ 8 vần với âm thứ 6 của câu 6 kế.

 Trăm năm trong cõi người ta             Bằng (2)    Trắc (4)    Bằng (6)
Chữ tài, chữ mệnh, khéo ghét nhau    Bằng (2)    Trắc (4)    Bằng/Vần (6)        Bằng (8)
Trải qua một cuộc biển dâu
Những điều trông thấyđau đớn lòng
(Nguyễn Du, Kiều)
 

Dưới đèn xem truyện Tây Minh

Gẫm xem hai chữ nhân tình éo le

Ai ai lẳng lặng mà nghe

Dữ răn việc trước, lành dè thân sau

(Nguyễn Ðình Chiểu, Lục Vân Tiên)

 Tuy nhiên, khi cần đổi giọng, chữ thứ hai và thứ tư cùng là vần trắc:

 Hôm qua ra đứng bờ ao
Trông , cá lặn, trông sao, sao mờ (Ca dao)

 Luật Ðối

Luật đối chỉ có trong câu 6 hoặc 8; trong khi thơ Ðường thì Ðối ở hai cặp {câu 3- 4 và  5- 6}  

 Ðầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần (hai vế đối trong câu)
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang (hai vế đối trong câu)

 Tại sao có luật Ðối?  - Ðể nâng chất lượng của câu thơ.  Những từ ngữ đối nhau làm cho hình ảnh nổi bật lên.  

 Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao (hai vế đối trong câu)

(Kiều)

 Thỉnh thoảng nên đưa vào bài thơ một vài câu đối cho bài thơ thêm khởi sắc.  Ðó là cái khó, cái hay của bài thơ.  Những bài thơ suông tuột thường là loại thơ bình dân (đồng dao hoặc ca dao).

 Người Việt còn thể thơ nữa gọi là Song Thất Lục Bát.  

 Do đâu có loại thơ này? – thể thơ Song Thất Lục Bát hay còn gọi là Lục Bát Dán thất (7.7.6.8.) là sự kết hợp thơ Thất Ngôn của Tàu và thơ Lục Bát của Việt, kết quả của sự giao lưu văn hóa Tàu-Việt.  

 Sự kết hợp thất ngôn với lục bát có ưu điểm là làm giảm đi nhịp điệu đều đều của thơ 6.8. và đặc biệt là có thể sử dụng luật Ðối trong các câu 7 cho tăng chất lượng (ẩn dụ) của bài thơ:

 (7)    Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn     (Ðối với câu dưới)

(7)    Lửng chân trời nhạn ngẩn ngơ sa

(6)    Hương trời đắm nguyệt, say hoa

(8)    Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình (hai vế đối trong câu)

(Nguyễn Gia Thiều, Cung Oán Ngâm Khúc)

 

(7)    Ngoài đầu cầu nước trong như lọc

(7)    Ðường bên cầu cỏ mọc còn non

(6)    Ðưa chàng, lòng dặc dặc buồn

(8)    Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền (hai vế đối trong câu)

(Ðoàn Thị Ðiểm, Chinh Phụ Ngâm Khúc)

 Thể Thơ Lục Bát Bát Cú

 Thể thơ “thất ngôn, bát cú” là một thể thơ trang trọng, khó làm, vì toàn bộ tình ý chỉ được phép nói gọn trong 56 chữ mà thôi.  Ðó là thơ của người Tầu.   

Người Việt chúng ta cũng có thể thơ tám câu lục bát; cũng chỉ dùng 56 chữ để tạo thành một thể thơ Lục Bát Bát Cú dung để mở đề hay tán vịnh cũng trang trọng và gọn nhẹ.  

Ðây là một bài thơ Bát Cú Lục Bát:  

 MƠ ƯỚC CỦA “KỶ NGUYÊN MỚI”*

- Hải Bằng.HDB

*

Kỷ nguyên này Kỷ Nguyên Hòa

Kỷ nguyên đầu của Hai Bà Họ Trưng

Kỷ nguyên đoàn kết tưng bừng

Anh hào tụ nghĩa ăn mừng giao duyên

Kỷ nguyên đây của người hiền

Không dung ngòi bút viết xiên, vẽ tà

Kỷ nguyên của Bách Thiên Hoa

Non non, nước nước, nhà nhà an vui

 

(*) Nguyệt báo Kỷ Nguyên Mới (VA) của nhóm Nguyễn Ðức Nam, Linh Vang, và Hồng Thủy.

*

Tóm lại, thơ có nhiều thể loại; mỗi thể loại đắc dụng cho một thể tài.  Nhà Nho ngày trước không viết văn xuôi mà chỉ dùng các thể thơ để viết truyện.  

Ðường thi (7.8) vốn được coi như những bức tranh thủy mạc rất thích hợp cho ngâm vịnh như những bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, v.v.

 Bước tới đèo ngay bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên song rợ mấy nhà
 

Thơ lục bát (6.8) thường là những bức tranh quê với lũy tre xanh, con trâu hiền, và tiếng sáo chiều êm, rất thích hợp cho văn kể chuyện tâm tình êm ái như Truyện Kiều của Nguyễn Du.

 Bóng tà như dục cơn buồn

Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo

Dưới cầu nước chẩy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

 Thơ song thất lục bát (7768) đa số là những tình khúc buồn rất thích hợp cho những kể lể não nùng, ai oán như bài “Tự Tình Khúc” của Cao bá Nhạ mô tả nỗi hàm oan của chính mình.

 Tỉnh giấc mộng ngâm câu “ký vãng”

Trải tám thu ngày tháng như thoa

Chiếc thân tựa bóng quan hà

Nỗi niềm tâm sự, trăng già thấu chăng?

 Thơ mớithơ tự do là những thể loại mới rất đắc dụng cho tả tình, tả cảnh không đòi hỏi những thi tắc (luật thơ) chặt chẽ.  

Riêng về Thơ Tự Do, hiện nay ở Hoa Kỳ, hàng năm có những nhóm họp của nhiều nhà thơ đưa ra những thể thơ và thi tắc mới sao cho “thơ cho ra thơ” chứ không thể là “thơ xuôi đoạn”, loại thơ không có thi tắc.  

 Dưới đây là những sáng kiến mới trong địa hạt thơ - loại Thi Tắc Tân Hình Thức - New Formalist Canon -  với vài hàng tin liệu như sau:

 Nguồn Gốc và Ý Muốn

 Từ ngữ đó [New Formalism] đầu tiên được nói đến qua bài ‘The Yuppie Poet’ [Nhà Thơ Hãnh Tiến] trong kỳ phát hành 1985 cùa AWP New Letter, nó là một bài công kích đang trong phong trào, lên án những nhà thơ không những mang tính bảo thủ mà còn mang tính duy vật.  

Tân Chủ Nghĩa Hình Thức là một phản ứng chống lại những sự thiếu sót có ý thức khác nhau trong việc làm thơ của các nhà thơ đương thời.  

Trong bài ‘Ghi Chú về Tân Chủ Nghĩa Hình Thức’ (1987), Dana Gioria viết:

 Những đề xuất thực sự của thơ Mỹ trong những năm 1800 sẽ trở nên sáng sủa hơn, đó là: sự xuống cấp của ngôn ngữ thơ; tính văn xuôi của thi ca; sự phá sản của thể văn thú tội; sự bất lực để thiết lập một  ngành thẩm mỹ có ý nghĩa cho thể loại mới về văn kể truyện có chất thơ và sự chối bỏ một sự pha trộn âm nhạc trong thơ đương thời.  Người ta sẽ nhìn thấy các hình thức thơ truyền thống sống lại như là một trả lời cho hoàn cảnh rắc rối hiện nay.

Từ 1995, Ðại Học West Chester đã tổ chức một buổi hội thơ hàng năm tập trung vào thơ có quy tắc và Tân Hình Thức.  Hàng năm, Giải Thưởng Robert Fitgerald Prosody (Giải Robert Fitgerald về Thi Tắc) được phát ra trong dịp này.  

Năm 2004, Hội Nghị West Chester tổ chức dành cho khách được mời một hội thảo về ‘Ðịnh Nghĩa Quy Tắc của Tân Hình Thức. …


Origins and Intentions

The term [New Formalism] was first used in the article 'The Yuppie Poet' in the May 1985 issue of the AWP Newsletter,[1] which was an attack on the movement, accusing its poets not only of political conservatism but also yuppie materialism.[2]

New Formalism was a reaction against various perceived deficiencies in the practice of contemporary poets. In his 1987 piece 'Notes on the New Formalism', Dana Gioia wrote: "the real issues presented by American poetry in the Eighties will become clearer: the debasement of poetic language; the prolixity of the lyric; the bankruptcy of the confessional mode; the inability to establish a meaningful aesthetic for new poetic narrative and the denial of a musical texture in the contemporary poem. The revival of traditional forms will be seen then as only one response to this troubling situation."[3]

Since 1995 West Chester University has held an annual poetry conference with a special focus on formal poetry and New Formalism. Each year the Robert Fitzgerald Prosody Award is awarded as part of the conference.

The 2004 West Chester Conference had a by-invitation-only critical seminar on 'Defining the Canon of New Formalism', in which the following anthologies were discussed:[8]

Rebel Angels: 25 Poets of the New Formalism edited by Mark Jarman and David Mason, 1996.

The Direction of Poetry: An Anthology of Rhymed and Metered Verse Written in the English Language since 1975, edited by Robert Richman  

A Formal Feeling Comes: Poems in Form by Contemporary Women, edited by Annie Finch

 


Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003