May 18, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Sinh hoạt văn học-nghệ thuật
Hồi-Ký Về Cuộc Di-Tản Khỏi Sài-Gòn Năm 1975 - Nguyễn Thị Xuân-Nguyễn


Sài-gòn vào khoảng tháng Ba và tháng Tư năm 1975, không-khí thật ngột-ngạt. Dân chúng từ miền Trung và miền Cao-nguyên ào-ạt đổ về Thủ-đô, khiến cho nhân số tăng lên gấp bội. Niềm lo-sợ đè nặng lên trái tim của người dân miền Nam. Ai ai cũng có vẻ ngơ-ngác, chứ không còn bình-thản như trước nữa. Ðến trường dậy học, mình, Lĩnh và Tần chỉ toàn bàn cách tìm đường thoát khỏi Việt-nam. Anh chị Hải dự trù sẽ đi tầu thủy qua Phi-luật-tân vì lúc đó em trai chị Hải đang làm cho Ngân-hàng phát-triển Thế-giới tại đó. Nhà ai cũng chuẩn-bị lương khô như mì gói, ruốc thịt và muối vừng để có thể giữ được lâu. Anh chị Hải gửi những vật kỷ-niệm sang Phi-luật-tân trước. Do đó mình cũng gửi ké được một rương sắt trong có những cuốn album, những cuộn film quay từ năm 1964, những tập thơ, những bản nhạc do anh Riễm sáng-tác, và những băng cassette thâu các con từ lúc bập-bẹ nói ,

Học-sinh của tất cả các trường Trung và Tiểu-học tai Saì-gòn và vùng phụ-cận đều được nghỉ hè sớm để lấy chỗ cho dân tị-nạn cư-ngụ. Trường Quốc-Gia-Nghĩa-Tử đã phải gấp-rút cho học-sinh thi đệ nhị bán niên để chúng được nghỉ hè bắt đầu từ ngày 14 tháng Tư. Tuy nhiên các giáo-sư vẫn phải cắt phiên nhau đến trực gác tại trường. Nữ giáo-sư phụ-trách ban ngày, từ 8 giờ rưỡi sáng đến 6 giờ chiều, còn nam giáo-sư phải trực luôn cả ban đêm nữa. Mình ô vào danh-sách đi trực mỗi thứ hai hàng tuần. Chiếc xe lam (Lambretta) cho mình tới trường Quốc- Gia-Nghĩa-Tử phải đi qua trại Nữ Quân-Nhân tại đường Nguyễn văn Thọai. Nơi đây người ta đã đặt những thùng phuy đổ đầy cát, chồng-chất lên nhau cao khoảng 2 thước theo hình chữ Z suốt quãng đường trước cổng trại, với mục-đích làm giảm tốc-độ của những xe qua lại hầu dễ kiểm-sóat. Khi ngồi ô trường, mình cứ thấp-thỏm lo sợ nếu có chuyện gì xẩy ra thì con đường Nguyễn văn Thoại sẽ bị cô-lập, tất-nhiên mình sẽ phải về nhà qua ngả Gia-định, như vậy xa lắm !

Tình thế hết sức bi-quan mà anh Riễm còn đang du-học tại Hoa-Kỳ. Mình phải tự giải-quyết mọi vấn đề. Mình đi mua những túi xách bằng da để xếp các thứ dự-trù sẽ mang theo khi phải di tản. Mình cũng khâu mấy cái túi nhỏ để đựng tiền và nữ-trang , sẽ dắt vào bụng khi phải ra đi.
Những túi xách tay đều được đánh thứ-tự ưu-tiên 1, ưu-tiên 2 ... Trong túi ưu-tiên 1 gồm những thứ thật cần-thiết như quần aó, thuốc men, vitamin , dầu cù-là, mấy thứ lương khô như mì gói, sữa bột, và vệ sinh cá-nhân. Cái túi ấy bất cứ giá nào cũng phải cố mang theo. Bé Tuyết- Hạnh cũng có một túi bằng vải, quai dài để bé có thể đeo sau lưng được. Trong túi ấy cũng xếp quần áo riêng của bé, vật-dụng cá-nhân, thuốc-men và đồ ăn. Bé còn buộc vào quai túi, con búp-bê xinh-xắn mà anh Riễm đã mua cho hồi di Pháp về.

Ngày 17 tháng Tư năm 1975, mình đến Việt-Nam Thương-tín định rút tiền của Hạnh và Giang trong quỹ Tiết-kiệm ra. Ðến nơi đã thấy mọi người xếp hàng rất dài. Mình đứng vào hàng, nhưng cứ bị họ chen-lấn, xô-đẩy, nên khi đến phiên thì đã hết giờ làm việc. Hôm sau mình đi sớm hơn nhưng cũng phải tới 3 giờ chiều mới được gặp người phát ngân viên. Sau khi xem xong 2 cuốn sổ của Tuyết-Hạnh và Trường-Giang, người này cho biết là hai trương mục đã đáo hạn nên được chuyển sang trương-mục khác, phải có chữ ký của ông xã mới lấy tiền ra được. Thật là đi không về rồi. Mất tới gần 100 ngàn đồng !

Buổi trưa ngày 23 tháng Tư, mình đến Sài-gòn Ngân hàng để lãnh lương của anh Riễm do Ðại-đội Hành-chánh Quân-vụ số 6 chuyển về đó, nhưng họ cho biết lương chưa chuyển tới !
Vừa về tới nhà thì được Mẹ cho biết là Thiếu-Tá Thạch mới điện-thoại nói rằng ngày mai sẽ được sang Mỹ với anh Riễm. Mình điện-thoại lại ngay thì anh Thạch nói là phải liên-lạc gấp với chị Cương ô đường Trương-Minh-Giảng để biết thêm chi -tiết. Anh ấy còn dặn thêm là chỉ ba mẹ con có tên trong danh-sách được đi mà thôi! Mình vừa mừng vừa lo, tâm-thần thật hoang-mang. Mừng vì sắp thoát khỏi Saì-gòn, nhưng lại lo không biết Mẹ và các anh các chị có thoát ra khỏi được không?

Mình vội-vã tới nhà chị Cương. Khi tới đường Trương-Minh-Giảng đã thấy người đi lại tấp-nập hơn mọi ngày; đặc biệt là có rất nhiều bà phước tay xách hành-lý tất-tưôi đi cùng với đám đông dân chúng. Họ đang đổ xô về hướng phi-trường Tân-sơn-nhất. Ðến nơi thì chị Cương đi vắng. Mình về nhà vừa sửa-soạn hành-lý, vừa hồi-hộp lo-sợ, vì chuyến đi xa này chỉ có mình và hai con còn nhỏ. Cả đêm thao-thức, trong lòng bao nỗi lo âu, không sao chợp mắt được.

Khoảng 9 giờ sáng hôm sau, 24-4 chị Cương điện-thoại cho biết là ba mẹ con phải có mặt tai nhà chị ấy lúc 1 giờ rưỡi trưa để chuẩn-bị lên đường. Mình vội chạy đi thông-báo cho chị Phong biết. Thế là lúc một giờ trưa hôm ấy, chị Phong cùng ba mẹ con đi taxi tới nhà chị Cương. Tại đây mình gặp thêm hai gia-đình nữa là gia-đình chị Trường và chị Duy. Chị Cương nói địa-điểm tập-trung là sân vận-động, trước cửa bệnh-viện Cơ-đốc mà lại không có phương- tiện di-chuyển. Chị Phong phải điện-thoại cho chị Hải để bảo ông tài mang xe đến chô. Tổng cộng vừa người lớn vừa trẻ con là 21 người. Ông tài phải chô làm hai chuyến mới hết. Ðợi tai sân vận động, giữa trưa trời nắng chang-chang, chị Phong phải lấy cây dù của chị Hải trong xe để che nắng cho Tuyết-Hạnh và Trường-Giang. Chờ khoảng nửa giờ thì Thiếu-Tá Thạch đến cùng với chiếc Dodge 4x4 mui trần của quân đội Mỹ. Mọi người leo lên xe, ngồi xổm, chen-chúc nhau để vào phi-trường. Mình nghẹn-ngào gĩa-biệt chị Phong và tặng ông tài lái xe cho anh Hải số tiền Việt-Nam mang theo chưa tiêu hết.
Trong sân Tân-sơn-nhất, quang-cảnh thật nhốn-nháo: kẻ đi tới, người đi lại, và trên bãi cỏ, người lớn, trẻ con nằm ngồi la-liệt..
Mình chọn khoảng đất trống, dưới gốc một cây lớn để ba mẹ con ngồi, tuy nhiên cũng không tránh khỏi cái nắng còn gay-gắt của buổi xế trưa .
Các con bắt đầu kêu đói và khát mà nước và thức ăn mang theo đã hết . Chị Nghiệp chỉ chỗ để xin nước sôi pha sữa, nhưng không mang bình thủy thì lấy gì mà đựng? Lúc ra đi mình thật khờ, cứ tưởng đến phi-trường là có máy bay sang thẳng Mỹ ngay, nên không giữ một đồng Việt-nam nào nữa ! Trong túi lúc đó chỉ có 2 trăm Mỹ-kim và nữ-trang thôi, nên mình phải vay chị Cương 4 ngàn đồng tiền Việt để mua thức ăn cho các con. Ở đây họ bán thực-phẩm với giá cắt cổ, nhưng vì vừa đói vừa khát nên đắt mấy cũng phải mua. Một bịch ny-lông nước ngọt giá 50 đồng, một ổ bánh mỳ thịt gía 500 đồng; một cái bánh mỳ không hoặc một cái bánh giò, giá 150 đồng, trong khi đó ô ngoài những thứ này chỉ vào khoảng từ 20 đến 50 đồng mà thôi ! Tuy đắt như vậy nhưng cũng phải kiếm mãi mới mua được.

Ði cùng với hai con còn nhỏ:Tuyết- Hạnh 7 tuổi, Trường-Giang 3 tuổi nên mình chẳng mang xách được gì, ngoài mấy bộ quần áo, thuốc men và những dụng cụ cá-nhân cần-thiết. Chăn, drap giải giường cũng bỏ lại hết, nên tối hôm đó, các con phải ngủ ngoài trời mà mình chỉ có một cái khăn mỏng trùm đầu, giải trên đất để các con nằm, lấy áo len đắp cho chúng. Khi các con ngồi dậy thì ôi thôi, mặt mũi và quần aó dính đất tèm lem, trông vừa thương vừa buồn cười!
Vào lúc 12 gìờ rưỡi đêm 24-4 có một xe tiếp-tế của Truyền-tin đến phát cơm xấy, đồ hộp và sữa chocolat cho các gia-đình quân-nhân.

Chờ đợi tại phi-trường đã một ngày trời mà vẫn chưa được đi. Chiều hôm 25-4, đang đi tìm chỗ có điện-thoại để gọi về nhà báo cho Mẹ biết là vẫn còn đang chô tại Tân-sơn-nhất, thì gặp Lĩnh đi cùng với con gái là Kim-Dung và một cháu trai. Lĩnh là bạn học cũ của mình ô trường Tiểu-học Lệ-Hải, Hải-phòng, và cũng là đồng-nghiệp cùng dậy tai trường Trung-học Quốc-Gia-Nghĩa-Tử Saigon. Thật mừng, nhưng lúc đó cả hai cùng rất vội-vã nên chỉ trao đổi vài câu vắn-tắt rầi đưa cho nhau địa-chỉ của người thân hiện đang song tai Hoa-kỳ để sau này liên-lạc. Mình đưa cho Lĩnh một gói cơm xấy rồi chia tay. Ðến chỗ gọi điện-thoại nhưng đường dây đã bị cắt. Thôi đành chịu, không sao liên-lạc với bên ngoài được nữa. Buồn ghê! Ở cửa phòng điện-thoại lại gặp thêm cô Tâm, cũng là Giáo-sư của trường Quốc-Gia-Nghĩa-Tử. Tại sân phi-trường mình gặp lại Hòa, bạn cũ ô trường Tiểu-học Lệ-Hải. Chả hiểu nghe ai tuyên-truyền mà Hòa đã nói với mình rằng:
- Sợ lắm bà Nga ơi! Tôi đem các con tôi trô về nhà đây!
Lúc đó mình cũng còn đang hoang-mang, không hiểu diễn-tiến sẽ ra sao nên cũng không dám khuyên Hòa như thế nào.

Chờ đợi thêm cả ngày 25 nữa, mãi đến 6 giờ rưỡi chiều, mọi người mới được xe bus cho tới một địa-điểm khác cua phi-trường . Tại đây mình gặp Ðại-Tá Huỳnh đi tiễn gia-đình nên mình nhờ ông khi trô về thì nhắn dùm cho anh Hải biết là mình và 2 con sắp được lên phi-cơ. Mãi đến 8 giờ tối, tất cả mới được hướng-dẫn đến chỗ kiểm-soát người và hành-lý. Rất may cô Tâm đi cùng chuyến bay này nên trong lúc đi đến chỗ khám xét, cô đã xách dùm 1 cái sắc nặng và to nhất. Sau khi kiểm-soát, họ bắt phải gửi cái sắc này chứ không được mang theo người. Trong sắc đó có nhiều vật kỷ-niệm, mình cứ lo bị thất-lạc. Hai giờ đồng hồ sau mới hoàn-tất việc khám-xét hành-khách và hành-lý.

Ðến 10 giờ đêm, mọi người được xe bus chô thẳng tới chỗ phi-cơ đậu. Trên xe bác tài -xế người Việt hỏi ai còn tiền Việt-nam muốn có Mỹ-kim thì bác ấy đổi cho. Cứ 900 đồng thì được 1 mỹ-kim. Khá nhiều người đổi. Mình mới tiêu hết 2 ngàn, còn 2 ngàn trả lại chị Cương để chị ấy đổi.
Xe bus vừa ngừng lại, bỗng mình cảm thấy có một sức nóng dữ-dội lùa vào xe, đè lên ngực làm khó thô. Nhìn ra ngoài thấy một máy bay khổng-lồ đang mô máy chờ sẵn. Bước xuống xe, mình đi loạng-choạng, vai đeo ví, một tay bế bé Giang, một tay xách cái sắc đựng quần áo nên không còn tay để mà vịn vào thành cầu thang nữa, mình xuýt té vì sức gió thổi quá mạnh của cánh quạt máy bay; bé Tuyết-Hạnh nắm áo mẹ theo sau. Phi-cơ này có cửa lớn mô rộng dưới bụng cho đoàn người ồ-ạt bước vào. Vì bị xô đẩy khi đi trên sàn máy bay nên cái ví đeo của mình bị bật khóa, nắp lật lên, một số giấy tờ quan-trọng bị bay ra. Tuyết- Hạnh đi sau nhặt được hết. Con bé láu và nhanh-nhẹn ghê! Trong phi-cơ không có ghế, nên mọi người đều phải ngồi cả trên sàn, chen-chúc nhau như cá hộp.

Vào lúc gần nửa đêm, máy bay chạy trên phi đạo rồi từ từ cất cánh và bay bổng lên cao. Mình nhìn xuống thấy thành-phố Sài-gòn với ánh đèn đủ màu sáng choang, cứ xa dần, xa dần rồi mất hút. Bỗng nhiên nước mắt mình trào ra, lòng xót-xa vô cùng vì nghĩ đến bao người thân còn đang trong thành-phố đó, chả biết có chạy thoát được không? Mình thì-thầm:
-Thôi, giã-biệt Sài-gòn, Thủ-đô mến yêu với bao kỷ-niệm êm-đềm!.

Trong chuyến máy bay này cũng có một số nhân-viên của các hãng hàng-không dân sự nên mình thầm nghĩ có lẽ anh chị Riêu và các cháu cũng đi được vì lúc đó chị Riêu đang làm cho hãng Cathay Pacific.
Phi-cơ bay được vào khoảng một giờ đồng hồ thì Tuyết-Hạnh và Trường-Giang đều kêu mỏi, muốn nằm. Lúc này mọi người nằm ngồi sát nhau như nêm cối. Mình phải cố chen sang bên phải , lấn sang bên trái, rồi lùi lại phía sau, mãi mới có thêm được một khoảng trống nhỏ bé để hai con có thể nằm co chân, đầu gối trên đùi mình được. Ngồi suốt 4 tiếng đồng hồ với cùng một vị-thế, lưng không có chỗ tựa nên mình thấy toàn thân mỏi nhừ.
Vào lúc 3 giờ 15 sáng ngày 26-4-1975, máy bay giảm tốc-độ và đáp xuống phi-trường Phi-luật-tân, từ từ lăn bánh trên phi-đạo, rồi ngừng lại lúc 3 giờ rưỡi sáng , giờ Việt-nam, tức là 4 giờ rưỡi Phi-Luật Tân. Lúc này trời đã rạng đông. Mặt trời đỏ và to đang lấp-ló sau đám mây hồng. Cảnh bình-minh tuyệt đẹp, bầu trời trong vắt, không-khí thật mát-mẻ, khiến cho mình cảm thấy tâm-hồn lâng-lâng dễ chịu.

Vừa bước xuống phi-cơ, nhóm người tị-nạn đã được ban hướng-dẫn tiếp-đón niềm-nô. Họ mời tất cả vào ngồi tại phòng đợi của phi-trường. Trong khi chờ để khai giấy tờ nhập cảnh, tất cả được mời ăn bánh ngọt, uống nước trái cây. Mỗi đứa trẻ nhỏ đều được một bình sữa tươi.
Mãi đến 5 giờ sáng mới hoàn-thành thủ-tục hành-chánh, mọi người được hướng dẫn lên xe bus để đến trạm tạm-trú đầu tiên trong cuộc đời tị-nạn. Ðây là một hangar, căn nhà rất rộng để chứa máy bay. Trên sàn xi-măng, họ đặt rất nhiều những tấm nệm cá-nhân, trùm khăn giải giường trắng, cái nọ cách cái kia khoảng 1 thước để dân tị-nạn có chỗ nghỉ-ngơi. Mình, cô Tâm và các chị Nghiệp, Thạch, Cương, Trường và Duy đều chọn những chiếc nệm ô vào cùng một khu để dễ trông nom hành-lý lẫn cho nhau.

Ngay tại căn nhà này cũng có văn phòng của hội Hồng-thập-tự, giúp đỡ về việc gửi thư từ hoặc nhắn tin. Mình bảo Tuyết- Hạnh trông em để tới đó gửi thư về Sài-gòn cho Mẹ và gửi sang Mỹ cho ông xã biết tin. Tuyết- Hạnh dẫn em đi lấy nước uống (ô đây cả ngày đều có nước trái cây và buổi sáng còn có thêm cà-phê sữa với bánh mì nữa). Trong lúc Tuyết- Hạnh rót nước, bé Trường-Giang mải nghênh-ngáo rồi không trông thấy chị, chạy đi tìm nên bị lạc và đứng khóc. Người ta phải dùng máy phóng-thanh gọi, mình mới biết, vội-vàng tới dắt bé về.

Ở hangar cứ ngày ba buổi mọi người đều được xe bus chở đến nhà hàng để ăn. Phải nhớ số xe bus đã đưa mình tới và ra về đúng giờ tài-xế đã hẹn, ai trễ họ cũng không chờ. Nếu đi nhầm xe bus sẽ lạc sang trại khác, như trường hợp của chị Duy. Buổi trưa hôm 26-4 mình và hai chị Trường, Duy cùng dẫn trẻ con đi ăn. Ðến nhà hàng phải đứng nối đuôi nhau để chờ ô cửa cả giờ đồng hồ, dưới ánh nắng chói-chang. Cứ phải đi nhích từng tí một, mãi mới được bước vào cửa. Nhưng ô trong này cũng còn phải xếp hàng nữa! Vì chờ lâu qúa, trẻ con vừa đói, khát, vừa mệt nên muốn xỉu. Mình và hai chị Trường, Duy phải nói với những người đang ngồi ăn, chuyển những ly nước cam ra cho uống nên chúng mới tỉnh-táo, tiếp-tục đứng chờ được. Ði ăn từ 12 giờ rưỡi trưa mà mãi tới 3 giờ chiều mới về tới trại.
Hangar có trần cao và cửa lại thật rộng nên thoáng-đãng., mát-mẻ. Nhưng mình không được ô đây lâu. Hồi 11 giờ đêm ngày 27-4, qua máy phóng-thanh, ban hướng dẫn kêu gọi mọi người phải chuẩn-bị hành-lý để đi Guam. Cả đêm thấp-thỏm đợi chờ, nhưng chỉ có hai phần ba tổng số được đáp phi-cơ thôi. Số còn lại, trong đó có mình và các chị Trường, Duy, thì hôm sau, 28-4, hồi 9 giờ rưỡi sáng phải chuyển đến trại khác. Trại thứ hai này gồm những căn lều vải của quân-đội, dựng trên một khoảng đất trống, chung quanh không cây-cối nên rất nóng-nực, khó chịu. Mỗi lần đi ăn phải cuốc bộ, băng qua một bãi cỏ rất rộng dưới ánh nắng chói-chang mới tới nhà hàng. Bé Trường-Giang đã 3 tuổi rồi mà không chịu đi, cứ bắt bế làm mình vẹo cả xương sườn. Ðây là nhà hàng nên đồ ăn rất đầy đủ. Buổi sáng có cơm với trứng bác, bánh mì bơ, sữa, nước cam ... Trưa và tối có thêm rau trộn, thịt bò, gà hoặc heo. Vì nhà ăn quá xa mà nón và dù đều để lại Việt-nam cả, nên mỗi lần dẫn trẻ đi ăn dưới trời nắng chang chang, không có gì để che, thật là cực.

Hôm nay 29-4-1975, tính ra đã xa nhà được 6 ngày rồi. Trong gần một tuần lễ mà mình đã trải qua biết bao nỗi vất-vả ,lo-lắng, buồn-rầu. Than buồn thì bé Trường-Giang lại nói:
-Ði xế này xì xích chứ buồn gì mà buồn.
Quả thực chuyến đi này trẻ con thích lắm, vì chúng được tha hồ chạy chơi trong một khung trời xa lạ đầy thích-thú. Cả hai chị em đều ăn uống được và có vẻ khỏe mạnh hơn lúc ở nhà. Thật may!

Ngày 30-4-1975, qua đài phát-thanh, mình nghe thấy ông Dương Văn Minh đã ra lệnh đầu hàng! Tin này loan ra đã làm cho dân tị-nạn sững-sờ và vô cùng xúc-động. Saigon thất-thủ quá mau đã khiến cho mình bàng-hoàng, lo-lắng. Giờ này tất cả những người thân của mình đang ô đâu? Mẹ, Cô, cùng tất cả các anh, các chị và các cháu có thoát ra ngoài được không? Anh Trân và cháu Thông bị kẹt tai Ban-Mê-Thuột đã về được chưa?... Biết bao câu hỏi cứ quay-cuồng trong đầu óc làm tâm thần mình mệt mỏi , rã-rời. Thế là không còn hy-vọng trô về đất nước thân yêu nữa!

Hồi 11 giờ đêm ngày 30-4, máy phóng-thanh loan báo phải chuẩn-bị để rời trại. Ðợi mãi đến 1 giờ sáng ngày mồng một tháng Năm mà vẫn chưa thấy động-tĩnh gì. Mệt quá, mình ngả lưng cho đỡ mỏi, thế là ngủ chợp đi. Khi thức dậy, đã 1 giờ 45! Nhìn ra ngoài lều thấy mọi người đang tay xách, nách mang, đi tới chỗ tập họp. Mình vội-vàng đánh thức hai con nhưng chỉ có Tuyết-Hạnh dậy, còn Trường-Giang vẫn ngủ. Mình đặt bé Trường-Giang sau lưng toan địu (cái địu này đã may sẵn và mang theo), nhưng bé Trường-Giang ngủ say qúa không bám vào cổ mình thành ra cứ tuột xuống, không sao cột được dây! Cuối cùng đành phải một tay bế, một tay xách hành-lý, mỏi qúa! Tội nghiệp bé Tuyết-Hạnh, lưng đeo một túi, hai tay xách hai túi nữa. Ba mẹ con lếch-thếch ra chỗ tập-trung. Ðó là một bãi đất trống, trên đó những chiếc ghế sắt được xếp sát nhau để mọi người ngồi chờ. Lại được ăn bánh và nước ngọt. Ðến 4 giờ sáng, tất cả cùng lên xe bus để ra phi-trường, và mãi 5 giờ sáng mới đến nơi. Lại chờ đợi, ăn uống và đến 6 giờ 45 mới lên máy bay. Lần này cũng lại phải ngồi cá hộp trong 4 tiếng đồng hồ và 11 giờ sáng thì máy bay đáp xuống Guam. Sau một đêm không ngủ, mình thấy mỏi mệt rã-rời, thêm vào đó, cái không-khí ô Guam nóng hừng-hực, càng làm khó chịu hơn.

Rời phi-cơ, mọi người vào ngồi trong phòng đợi của phi-trường để khai giấy tờ, và kiểm-soát hành-lý. Những đồ ăn mang theo đều bị tịch-thu hết. Hồi 12 giờ rưỡi trưa, tất cả được xe bus chô đến trại tạm trú thứ ba. Trên con đường đất đỏ gập-ghềnh, xe nhẩy tưng-tưng, bụi cát bay mù-mịt, dưới bầu trời nắng gay-gắt buổi trưa khiến ai nấy mặt mũi đều phờ-phạc, mệt mỏi. Xe dừng lại lúc gần 2 giờ chiều. Mọi người đều xuống xe để nhận lều. Lúc này mình cũng như cô Tâm và các chị Trường, Duy đều được chỉ định tới những căn lều khác nhau. Mình ô cùng lều với gia-đình hai vợ chồng Mỹ-Việt và một đứa con gái khoảng ba tuổi.
Trại tị-nạn Guam gồm những lều vải của quân-đội, được thiết-lập trên một vùng đất đỏ, dưới bầu trời nắng chói-chang, mỗi lần gió thổi là bụi cát bay tung.
Buổi chiều hôm mới đến trại, chưa thuộc rõ đường lối, mình bảoTuyết-Hạnh ô lều trông em và đồ-đạc để mình đi lãnh cơm. Một lúc sau bé Trường-Giang đòi đi tìm mẹ nên Tuyết- Hạnh dẫn em đến nhà ăn rồi vội-vã trô lại lều để trông hành-lý. Sau khi lấy xong thức ăn, trời đã nhá-nhem tối, mình trô về lều nhưng đi lạc! Hỏi thăm đường, không ai biết vì họ cũng vừa tới cả. Mất gần một tiếng đồng hồ sau mới tìm được lều. Ðến nơi, không thấy bé Tuyết-Hạnh đâu cả mà gia-đình kia thì đã rời đi. Hoảng quá! Mình vội đi tìm thì thấy bé đang đứng ô gần đấy. Bé nói:
-Trời tối con sợ nên phải ra khỏi lều đi loanh-quanh đấy mẹ ạ.
Con bé mới 7 tuổi mà tinh lắm, chả lạc lối bao giờ.
Thức ăn ô Guam thật đơn-giản, thường chỉ có cơm với món cá tanh-tưôi, thỉnh-thoảng mới có gà. Những hôm đó thì hàng rất dài vì thiên hạ xếp hàng để ăn thêm lần thứ hai! Ðồ tráng miệng toàn là trái cây hộp, không bao giờ có hoa quả tươi. Hôm sau, mồng hai tháng 5, thấy lều của hai chị Trường, Duy và Ðại-Tá Tiến còn rộng nên mình dọn tới.
Vì ô đây trời nắng quá mà hàng ngày cứ phải đi ăn rất xa nên Giang bị xổ mũi và ho, phải cho uống thuốc Thanh-xa mới khỏi. Từ đó, buổi trưa mình không dám dẫn trẻ con đi ăn nữa, đành bỏ tiền túi ra mua bánh mì, sữa tươi, nước cam ô Commissary gần lều. Chỉ mấy ngày mà đã tiêu hết hơn 10 Mỹ-kim.
Ở Guam không có nhà tắm, còn nhà cầu công-cộng rất bẩn-thỉu. Ba cầu tiêu có chung một cửa, không có khóa. Ai cần sử-dụng cứ việc mô cửa bước vô. Khi vào đến trong rồi có thể nhìn thấy mặt của người đang ngồi trong đó vì phía trước của mỗi cầu-tiêu chỉ được chắn bằng một miếng gỗ mỏng không cao qúa nửa thước để mọi người có thể trèo qua được! Nước dùng cũng bị hạn-chế: Hàng ngày , hai buổi ,sáng và chiều có một xe nước với nhiều vòi máy, tới đậu ô giữa trại. Ai muốn đánh răng, rửa mặt hoặc giặt-giũ áo quần thì ra đó. Cứ khoảng 6, 7 giờ chiều sẽ không có xe nước nữa. Mình đến khu nhà ăn, nhặt được một lon đựng đồ hộp bằng thiếc, chứa được khoảng 2 lít nước, ra vòi máy hứng đầy nước vào đấy, lấy một cái đĩa bằng giấy đậy lên rồi để dưới gầm ghế bố, phòng khi ban đêm hoặc sáng sớm cần dùng đến và tự lấy làm đắc ý vì cái sáng-kiến ấy. Hôm sau, hí-hửng lấy lon nước ra toan dùng, nhưng cái đĩa giấy đã bị gío thổi bay đi đâu mất, còn lon nước thì trở nên đỏ ngầu! Về sau phải lấy viên đá đè trên cái đĩa.
Hôm mồng 4 tháng 5 bé Trường-Giang lại nóng đầu nữa. Ðánh gió bằng chanh và cho uống thuốc Thanh-xa cũng không khỏi. Ngày hôm sau, mình đến bệnh-xá khai để xin thuốc cho bé, nhưng họ bắt phải đem bé đến. Mình nói xa qúa không thể bế đến được nên họ phải lái xe Hồng-thập-tự tới lều để chô bé Trường-Giang đi. Bác-sĩ khám bệnh rồi cho thuốc. May quá, chỉ uống mấy lần là bé đã khỏi.
Từ lúc rời hangar ô Phi-luật-tân, chả thấy chị Cương đâu nữa. Khi đến Guam được mấy ngày mới gặp lại chị ở gần chỗ xe nước. Lúc này mình thường đi PX mua bán nên đổi được tiền lẻ, mình đưa 2 Mỹ-kim và 25 xu trả chị vì số tiền này tương-đương với 2 ngàn đồng Việt-nam mà chị đã cho mượn lúc ô Tân-sơn-nhất. Chị Cương cười, cầm tiền rồi nói:
-Gớm, sao chị cẩn-thận thế! Ðể về sau đưa lại mình cũng được mà.
Mình đáp:
-Phải trả lại chị ngay cho yên-chí. Cám ơn chị nhiều lắm.
Thế là đã ô Guam được 5 ngày rồi. Trong thời gian này nhờ có cô Tâm chạy qua lều , trông hộ lũ trẻ con nên mình và hai chị Trường, Duy mới rảnh-rang đi làm thủ-tục hành-chánh. Sau khi điền xong giấy tờ, họ cho biết cả ba gia-đình sẽ được đáp chuyến bay mang số 828, vậy hãy trô về lều và chờ khi nào gọi đến số đó thì ra tập-trung tai phòng thông-tin. Sau đó cô Tâm rời trại trước. Cô cho biết là trong lều của cô có một khúc đã được quây kín để làm chỗ tắm nên mình và hai chị Trường, Duy liền dọn tới đó.
Một hôm mình gặp chị Ðính ô Nha-trang trước kia, chị đang ngồi giặt quần áo ô chỗ xe nước. Da chị sạm đen vì dãi nắng. Mình nói:
-Trông chị khác hẳn trước, đen thui và tiều-tụy làm em nhìn mãi mới ra đấy. Chị cười và trả lời :
- Còn cô cũng vậy, chẳng khác gì Lọ-Lem!.
Ðược loan báo là đêm nay 6 tháng 5 sẽ có chuyến bay nên mình cứ thấp-thỏm không dám ngủ. Lúc 11 giờ rưỡi đêm thì nghe thấy máy phóng-thanh loan báo:
-Xin chú ý ! Xin chú ý ! quý-vị nào có số máy bay 828 thì ra tập-trung ngay tại
phòng thông-tin.
Mình vội-vàng đánh thức Tuyết-Hạnh dậy rồi bế bé Trường-Giang và ba mẹ
con lại dắt-díu nhau ra chỗ tập họp. Phải chờ mãi đến một giờ rưỡi sáng ngày 7-5-1975, mới được xe bus chô tới chỗ tạm trú thứ tư chứ chưa được lên phi-cơ. Hơn một giờ ngồi trên xe nhưng vì di chuyển ban đêm nên cũng chẳng biết đường phố ra sao nữa. Tới nơi mọi người được dẫn vào những căn nhà gạch hẹp và dài, sát dọc hai bên tường, có những chiếc giường hai tầng được kê nối tiếp nhau. Sau một giấc ngủ thoải-mái khoảng 4 tiếng đồng hồ tại đây, ba mẹ con dẫn nhau đi ăn sáng, rồi tắm, giặt. Quần áo được phơi trên những cành cây, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau đã khô.

Lúc 6 giờ chiều, sau khi ăn uống xong, bấy giờ mới được lên xe bus để tới phi-trường. Xe chạy một tiếng đồng hồ mới tới nơi. Tất cả được hướng dẫn vào một căn phòng rộng-rãi để ngồi chờ. Vừa ăn uống vừa xem TV. Vì nhiều đêm thiếu ngủ nên mắt mình cứ nhíp lại, chả hiểu họ chiếu gì trên màn ảnh. Trẻ con thì ngủ ngoặt-ngoẹo. Mình thấy vai và cổ mỏi nhừ . Lúc 1 giờ 35 sáng ngày mồng 8 tháng 5,đoàn người tị-nạn được xe bus chô thẳng đến phi-đạo. Xuống xe bus, lần này chỉ phải đi mấy bước là tới thẳng máy bay. Ðó là chiếc phi-cơ của hãng hàng-không Pan Am. Trên máy bay có hai hàng ghế nhung mầu mận êm-ái nên ngồi rất thoải-mái dễ chịu. Khoảng hơn 2 giờ sáng máy bay cất cánh, và 7giờ 30 đáp xuống phi-trường Hawaii. Vừa bước khỏi phi-cơ đã thấy nhiều cây dừa làm cho mình nhớ tới Nha-trang, một vùng biển thuộc miền Trung-phần Việt-nam. Nơi đó cũng có rất nhiều cây dừa với những trái nặng chĩu-chịt thật dễ thương. Nha-trang đã cho mình biết bao kỷ-niệm trong thời-gian dậy học tại đó. Sau khi nghỉ tại Hawaii một giờ đồng hồ rồi lại lên phi-cơ, tiếp-tục cuộc hành-trình. Thằng cu Tuấn con chị Trường bị cảm, chị ra khai bệnh làm cho họ bắt phải ô lại Hawaii, chị ấy phải năn-nỉ mãi, họ mới cho tiếp-tục cuộc hành-trình.


Vào lúc không giờ 20 ngày mồng 9 tháng 5, phi-cơ đáp xuống một phi-trường thuộc tiểu-bang California. Thời-tiết ô đây vào ban đêm cũng khá lạnh nên sau khi ra khỏi phi-cơ, tất cả trẻ nhỏ đều được ban tiếp đón đem chăn ra trùm cho chúng. Tuy đã mặc chiếc áo len mỏng nhưng mình vẫn còn thấy rùng mình, ớn lạnh.
Sau khi hoàn-tất việc khai giấy tờ và kiểm-soát hành-lý, lúc đó đã 1 giờ sáng,mọi người lên những chiếc xe bus học-sinh màu vàng để đến khu nhà ăn của trại Pendleton. Nhà ăn chỉ mô cửa vào những giờ bất thường mỗi khi có người mới di-chuyển tới. Phòng ăn là một căn nhà sàn bằng gỗ, mái tôn, dựng trên sườn đồi; bên trong có nhiều bộ bàn ăn, kê nối tiếp nhau. Sau khi đã no-nê, tất cả lại lên xe bus để tới nhận lều tại những trại mà họ đã định sẵn. Mình và hai chị Trường, Duy, đi làm giấy tờ cùng một lượt và đã yêu-cầu trước nên cả ba gia-đình được ở chung một lều tại trại 6. Ðó là trại tạm-trú thứ 5. Các chị Nghiệp, Thạch, Cương đều ô những trại khác nhau.
Pendleton là trại của Thủy quân lục chiến Hoa-kỳ, dùng làm nơi tạm trú cho dân tị-nạn. Họ chia làm 8 trại tị-nạn, trại 1 và 2 bằng gạch, còn 6 trại kia là những lều vải màu kaki dựng lên trên nền cỏ khô khá dầy, chay dọc theo triền núi và thung-lũng của một vùng đồi núi thoai-thoải. Mỗi lều có hơn chục chiếc giường vải cá-nhân mà người Nam gọi là “ghế bố”. Vùng này có rất nhiều rắn nên họ khuyến-cáo là không được mang thức ăn về lều, ngoại trừ sữa, và ban đêm đừng đi ra khỏi lều. Trưa ngày mồng 10-5, chị Duy trông thấy một con rắn lớn đang bò dưới gầm ghế bố của chị Trường, mình vội-vàng báo cho quân-cảnh Mỹ biết. Ngay lập-tức, họ đến lều lục soát một hồi nhưng chẳng thấy con rắn đâu nữa, có lẽ nó đã chui xuống dưới cỏ khô rồi. Họ bảo phải rời sang lều 7B ngay. Thật hú vía! Ở đây hàng ngày thường thấy những quân-nhân Mỹ đi bắt rắn về, tay họ cầm những con rắn nho-nhỏ, đuôi ngoe-nguẩy thấy mà ghê.
Ba gia-đình ô chung với ba bố con của ông dược-sĩ Tân ô Nha-trang. Mấy bố con ông ta thường đi chơi luôn, nhiều hôm mãi tới khuya mới về nên cả ngày hầu như chỉ có ba gia-đình thôi.
Phía bên kia đồi là khu tập bắn của Thủy-quân-lục-chiến. Lúc mới tới, chợt nghe tiếng súng vang-rền vọng sang, lại giật mình tưong chừng như tiếng súng ô Sàigòn hồi Tết Mậu-thân năm nào.
Ở đây nhà ăn cũng gần; chỉ cần leo khỏi dốc đồi, đi băng qua con đường nhựa là tới nơi, nên ngày ba buổi đều đi ăn được. Mỗi người được phát một thẻ, khi lãnh phần ăn xong thì họ đóng dấu vào. Mình có 3 thẻ, chị Duy có 4 thẻ. Nhà ăn mô cửa từ 6 giờ rưỡi đến 9 giờ sáng. Trẻ con thường hay thức dậy trễ, bôi vậy cứ mỗi sáng , mình và chị Duy thường rủ nhau đi ăn sớm, khoảng 7 giờ hoặc 7 rưỡi, vì lúc này thiên hạ ngại lạnh, còn ngủ,nên không phải chờ qúa lâu. Hai người đứng xếp hàng lượt đầu, lấy thức ăn rồi đem vào bàn cùng ngồi ăn. Lần xếp hàng sau, khi tới phiên, mình chỉ việc đưa 2 cái thẻ của Tuyết-Hạnh và Trường-Giang cho họ đóng dấu rồi hai tay cầm hai cái đĩa đưa ra cho nhà bếp bỏ thức ăn vào. Thế là yên chí, đem về lều. Lúc này các con cũng vừa ngủ dậy. Chờ cho chúng ăn xong là mình phải lập tức mang đĩa, thìa, dĩa và những thức dư đến nhà ăn để vứt, không dám bỏ ở thùng rác gần lều vì sợ rắn ngửi thấy mùi đồ ăn sẽ bò tới. Món ăn tại đây rất đầy đủ: Buổi sáng cứ hôm trứng bác, hôm trứng luộc, ăn với cơm, bánh mì. Ngoài ra còn có khoai, thịt chiên. Phần nào cũng đều có trái cây tươi như cam, táo hoặc chuối tiêu. Mấy người nhà bếp rất ngạc-nhiên khi thấy đám tị-nạn cứ đòi lấy trái táo mà chê trái chuối. Họ có biết đâu rằng ở Việt-nam táo rất đắt, còn chuối thì rẻ-rề. Thật là trái ngược hẳn với bên Mỹ. Bữa trưa và tối thường có rau trộn , thịt gà, heo, bò hoặc cá. Ở trại này thức ăn khá, không như ô Guam, thường xuyên chỉ có mỗi một món cá tanh, nuốt không trôi; đã thế lại còn phát hạn-chế. Thỉnh-thoảng có những người đàn ông, trai-tráng, xin thêm một muỗng cơm cũng không được! Muỗng cơm thì có nhiều-nhặn gì cho cam, vì người ta dùng cái xúc cà-rem để xới! Chả bù ôtrại Pendleton này , mấy anh đầu bếp cứ hỏi muốn lấy một hay hai muỗng cơm.
Tuyết-Hạnh dạo này có vẻ lớn, dắn-dỏi, khôn lanh và bạo dạn hơn trước nhiều. Những hôm bé Trường-Giang bị cảm hoặc đau bụng, không dẫn đi ăn được, thì bé Tuyết-Hạnh hoặc rủ Thoa, Thúy, con chị Trường hoặc một mình đi ăn trước rồi về trông em cho mẹ. Mỗi khi đi ăn bé Tuyết-Hạnh còn mang theo một túi vải trong có cái bình bằng ny-lông. Bé lấy đầy nước ngọt vào bình và cũng còn bỏ vài hộp sữa tươi nho-nhỏ vào túi, đem về để khi khát, hai chị em lấy ra uống với nhau.
Mỗi buổi sáng sớm, tiết trời lạnh-lẽo, đứng xếp hàng trước nhà ăn, dưới bầu trời sương mù dầy đặc. Những hạt sương mai rơi xuống như mưa phùn, làm ướt chiếc áo khoác rộng thùng-thình do quân-đội Hoa-kỳ cho mượn. Nhìn cảnh núi đồi trùng-điệp, những căn lều vải nằm san-sát bên nhau như bát úp dưới thung-lũng trông thật buồn. Mình chợt nghĩ đến tương-lai mờ-mịt mà rưng-rưng nước mắt, và thấy nuối-tiếc Saigon, thương nhớ bao người thân, không biết giờ này ô đâu? Có thoát kịp ra khỏi nước được không?

California vào đầu tháng Năm mà trời vẫn còn lạnh. Ban đêm nằm trong lều trên chiếc ghế bố vải, không nệm, đắp hai cái chăn dạ dầy của quân-đội mà vẫn cảm thấy lạnh buốt, không ngủ được. Vì lạnh như vậy, nên ban điều-hành trại đã yêu-cầu những người có con nhỏ dưới một tuổi, mỗi tối nên đem chúng đến nhà tập-trung vì đó là những nhà xe, có máy sưôi ấm.
Mãi đến hôm nay, 10-5 mới lấy được cái sắc lớn bị giữ lại tại phi-trường Tân-sơn-nhất, không cho mang theo với hành-khách. Có nhiều người đem những chiếc va-li lớn trong dựng quần áo và những đồ dùng cần-thiết, đến lúc bị giữ lại , thế là chẳng có các thứ để mà dùng nữa.
Khi mới đến trại mình nhờ ban đại-diện liên-lạc với anh Riễm, đang học tại trường Truyền-tin Fort Monmouth thuộc tiểu-bang New Jersey, nhưng không gặp. Sau đó anh Riễm gọi lại cho mình. Ðược nói chuyện với anh qua đường điện-liên, sau hơn 5 tháng xa cách, thật nghẹn-ngào. Mình cảm thấy bớt lo-âu khi được biết anh đang xúc-tiến việc tìm hội bảo-trợ. Vì đã cho số của cột điện-thoại công-cộng nên cứ mỗi chiều, vào quãng 6 giờ rưỡi, mình ra đó để chờ anh Riễm gọi. Ðược liên-lạc thường xuyên như vậy nên cũng yên tâm.
Một đêm nọ, đang ngủ bỗng nghe thấy “huỵch” một cái, mình nhỏm dậy, nhìn sang giường Tuyết- Hạnh, chẳng thấy bé đâu. Thì ra bé ngủ mê, ngã xuống đất nhưng vẫn ngủ khò, khò! Tức cười qúa!
Hôm mới đến trại này, mọi người được hội Hồng-thập-tự phát cho một cái hộp vuông cỡ 20 x 20 cm dầy khoảng 9 cm, trong đựng đầy đủ dụng-cụ cá-nhân như bàn chải, thuốc đánh răng, cặp tóc, lược, bánh xà-bông nhỏ, kim băng, kim khâu và chỉ. Ngoài ra mỗi người còn được cung-cấp cả giấy viết thư và phong bì nữa. Ðặc-biệt gửi thư qua hội Hồng-thập-tự không phải dán tem. Họ cũng phát cả tã con nít, bông và giấy vệ-sinh nữa. Mỗi khi cần thêm thứ gì cứ việc đến nhà kho mà xin. Từ lều của mình tới kho vật-liệu phải đi qua trại của mấy thanh-niên độc thân, phần nhiều là không-quân. Thấy lính không-quân đi được nhiều, mình lại hy-vọng là cháu Tiến và Long có thể thoát được vì lúc đó chúng đang phục-vụ tại phi-trường Tân-sơn-nhất.

Mình được một số thẻ để đi lãnh quần áo. Bao nhiêu quần áo tốt đẹp bắt buộc phải để lại Việt-nam vì không mang nổi, đến đây đứng chầu chực cả buổi để lãnh mấy cái quần áo cũ, mình thấy buồn, tủi vô cùng. Họ cho vào kho mỗi đợt chừng mươi người, tranh nhau lựa chọn trong vòng 15 phút, mỡi người chỉ được lấy ba thứ thôi. Cảnh lãnh này thật thảm! Lúc ra đi mình không mang theo được một đôi dép cao-su nào mà chỉ mang độc nhất một đôi dép sandal da, thấp gót, có những quai nhỏ, nhẹ-nhàng để nếu có phải đi bộ hoặc leo thang cũng dễ. Tới đây, tối ngày cũng chỉ có đôi dép ấy. Khi ô Guam vì dẫm trên đất đỏ nên cứ rửa chân luôn thành ra đôi dép bị sũng nước, quai gần đứt, mình phải lấy kim-băng cài, khi đi cứ lê chứ không dám bước cao! Vào phòng lựa quần áo, chỉ mong kiếm được đôi giầy nhưng chân Mỹ lớn qúa, chả có đôi nào vừa, vả lại trong kho cũng không có nhiều giầy, dép. Mình lựa được cái áo lông giả, mặc rất vừa và ấm nên không còn phải mặc cái áo nhà binh rộng thùng-thình như áo tế. Mình đến PX nhưng cũng chả có dép, chỉ có giầy sneakers gía hơn 10 Mỹ-kim , đắt mà mình không quen đi nên chẳng mua.
Chị Cương tuy có con nhỏ nhất chưa đầy một năm, nhưng cũng có những con lớn, chúng bế em đỡ nên chị coi bộ cũng thảnh-thơi lắm, thường xách dù đến lều của mình chơi luôn.
Sáng sớm ngày 11-5, sau khi đi ăn điểm-tâm và lãnh bữa sáng về lều cho trẻ con, mình và hai chị Trường, Duy cùng bế đứa nhỏ nhất ra đón xe bus, đến trại 1 để làm giấy tờ. Các trẻ khác từ 5 đến 11 tuổi ở lại lều để trông đồ-đạc. Tới nơi mọi người được họ hướng dẫn đến chỗ chụp hình và lăn tay. Ði từ 9 giờ rưỡi sáng mà mãi 4 giờ rưỡi chiều mới về tới lều.

Ngày 13-5, chị Hiến tới thăm rồi dẫn mình cùng với hai chị Trường, Duy đến văn phòng của hội USCC để làm giấy xin bảo-lãnh.
Hôm nay, 14-5, được biết mỗi chiều từ 2 giờ đến 4 giờ có lớp dậy Anh-ngữ. Hai chị Trường, Duy rủ mình cùng đi học. Giảng-viên là một bà Mỹ. Mình nghĩ bụng: “Ðược chính người Mỹ dậy thì tốt lắm”; nhưng đến lớp mấy ngày liền mà bà ta cũng chỉ dậy những danh-từ như cái bàn, cái ghế, quả cam, quả táo, cái mũ, đôi giầy, cái dĩa, cái thìa... nên chán quá, không đi nữa vì mục-đích của mình là học nói. Những lúc rảnh-rỗi, mình sửa lại những quần áo mới lãnh hoặc gỡ những áo len ,lấy đũa vót thành que đan để làm mũ ,hoặc khăn quàng.
Mỗi khi đến trại mới mình lại nhờ máy phóng thanh tìm người nhà hoặc biên giấy đề rõ tên họ, số lều , số trại, dán ô nhà ăn nhưng chẳng kiếm được ai.
Ở Trại Pendleton này, 4 lều lại có một vòi máy nhỏ nên đánh răng, rửa mặt rất tiện, nhưng tắm, giặt lại phải đi khá xa. Nơi này có những bàn và bồn giặt xây bằng xi-măng. Nhà tắm là một phòng rất rộng, quanh tường có nhiều hoa sen thường xuyên phụt nước ấm, làm mờ-mịt. Vì tắm chung nên ai cũng phải để nguyên quần aó lót. Tắm xong, ra ngoài mới có phòng thay quần áo riêng cho từng người.
Trong thời gian ở trại, bé Tuyết-Hạnh và bé Ly, con chị Duy thường hay chành-chọe, cãi-cọ nhau làm cho hai bà mẹ cứ phải xử kiện hoài, thật bực mình.
Ngày 20-5, được tin gia-đình anh Hải đã rời khỏi Việt-nam bằng đường thủy và đi Singapore. Mừng ghê! Không biết những ai đã đi được cùng với anh Hải?
Hôm 21-5 có sở thú lưu-động tới trại để giúp vui cho đồng bào tị-nạn. Chính bà Tổng-thống Betty Ford chủ tọa. Và hôm 25-5 nhằm ngày Phật-đản, họ cũng mời thầy đến làm lễ đơn-giản tại một căn lều. Rất đông Phật-tử đến tham-dự. Máy phóng thanh cũng thông-báo cho Phật-tử muốn ăn chay thì tới nhà ăn mà lãnh một chai nước tương.
Trung -tá Nghiệp cũng đã tới được trại và đoan tụ với gia-đình. Trong thời gian ô đây ông và con trai lớn cũng đến giúp việc cho văn-phòng trại.
Ở đây cứ vài ngày là bé Trường-Giang lại đau bụng, đi tiêu chẩy, có lẽ vì không hợp với thức ăn nguội. Mình phải đem Trường-Giang đi bệnh-xá. Ông bác-sĩ người Việt, cho lấy phân thử và đồng thời cho uống thuốc trụ-sinh bấy giờ mới khỏi hẳn.
Hôm 25-5 phải đi bộ đến trại I với đôi sandal gần đứt, để lãnh thùng quà do ông xã gửi từ New Jersey tới. May quá trong đó, ngoài quần áo, kẹo bánh và đồ chơi, còn có đôi giầy cao cổ, mình đi vừa, mừng ghê! Những lúc rảnh-rỗi, mình và hai chị Trường, Duy lại rủ nhau đi PX, đến chỗ nhà bếp, xin mấy gói trà bột về pha uống hoặc tới thăm các chị Cương, Nghiệp, Thạch.

Thấm-thoát ô trại Pendleton đã được hơn 3 tuần lễ. Lúc 10 giờ 45 phút ngày 31-5, đang thiu-thiu ngủ, chợt nghe máy phóng-thanh từ phòng thông-tin loan báo là lúc 2 giờ sáng ngày mồng 1-6-75, sẽ có chuyến bay đi Florida, ai muốn đi thì đến ghi tên gấp tai phòng điều-hành. Mình và chị Trường nghe thấy, vội đánh thức chị Duy rồi cùng đi ghi tên. Sau đó về lều thu xếp hành-lý, gọi tất cả trẻ con dậy, rồi đem chăn, gối, giải giường đi trả vì lúc mới đến trại đã ký giấy mượn. Công việc làm thật gấp rút, vì họ cho biết là 11 giờ rưỡi đã phải lên xe bus, tới trại 8 để làm giấy tờ trước khi ra phi-trường. Chị Cương đến lều để tiễn vì chị còn ô lại California. Lúc đó đã khuya mà ba bố con ông dược-sĩ vẫn chưa về. Sau khi bọn mình đi rồi, lều bỏ trống, chả biết đồ-đạc của ông ấy có còn nguyên-vẹn hay không?
Hồi 1 giờ sáng ngày mồng một tháng Sáu, chiếc xe bus khôi hành từ trại 8, cho 48 dân tị-nạn ra phi-trường. Bữa nay gặp phải anh tài-xế không biết đường mà trời lại tối, sương mù phủ xuống dầy đặc khiến cho anh ta đi lạc. Sau khi giô bản đồ ra xem, anh quay xe trô lại. Mò-mẫm mãi và đến 3 giờ 45, tức là đi gần 3 tiếng đồng hồ mới tới phi-trường! Trên xe bé Trường-Giang bị ói hai lần, ra cả quần áo và sàn xe, mặc dầu mình đã chuẩn bị mang theo những túi ny-lông lấy ở trên phi-cơ mà cũng không xuể.
Ðến phi-trường lại phải đợi khoảng một tiếng nữa và 5 giờ, tất cả được hướng dẫn lên chiếc phi-cơ C-130 để đi Florida, nơi tạm trú thứ 6.
-Thôi nhé, xin từ-gĩa trại Pendleton với những căn lều lãnh-lẽo, nằm dưới thung-lũng vùng đồi núi đầy sương mù bao phủ dầy đặc của tiểu-bang California để đến miền biển Florida, ấm-áp hơn.
Vào lúc 5 giờ 15 phút, phi cơ cất cánh rồi bay lên thật cao, xuyên qua những lớp mây trắng đang lởn-vởn bay. Lúc 9 giờ rưỡi , phi-cơ giảm tốc-độ và từ từ xuống một phi-trường ô Florida. Sau khi làm xong thủ-tục khai báo, khám xét hành-lý, nhóm người tị-nạn được xe bus chô về trại Eglin của không-quân Hoa-kỳ; lúc này vào giữa trưa.

Từ ngày đến đất Mỹ, luôn luôn di chuyển vào ban đêm nên chẳng biết quang cảnh ra sao nữa. Bữa nay, từ phi-trường về trại là ban ngày nên mới có dịp ngắm cảnh. Xe chạy qua những quãng đường, hai bên toàn là cây cam, trái chín vàng, chíu-chít trên cành, trông thật vui mắt. Có lúc xe chạy trên những đường lớn, rộng thênh-thang, lớn gấp mấy lần xa-lộ Saìgòn-Thủ-đức. Ðường được chia làm nhiều hàng, nên xe chạy có thứ-tự. Xe hơi đủ màu, đủ loại, chạy vun-vút với tốc-độ thật nhanh. Tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của những chiếc xe đạp, xe đò, xe lam, xích lô máy, xích-lô đạp như ô Saìgòn. Xa xa, thấy bãi đậu xe rộng lớn với những xe đầy màu sắc tươi sáng mình cứ tưông đó là nơi bán xe hơi. Thật là Mán-xá ra tỉnh!

Ðến trại vào một buổi trưa, trời nắng gay-gắt khiến cho mọi người đều đổ mồ hôi. Ba gia đình được một người Mỹ khoảng ngoài 30 tuổi, volunteer, đến giúp chuyển hành-lý vào lều. Anh ta khuân vác huỳnh-huỵch, nách cắp cây dù tã. Mình và hai chị Trường, Duy đều cảm thấy may-mắn vì đã gặp được người tốt, vui vẻ khuân hộ đồ-đạc. Tuy nhiên anh ta lại thuộc vào loại Mỹ nghèo nên chỉ giúp một lần rồi mất dạng, trong khi đó người ô những lều bên cạnh, volunteers còn tiếp-tục đến vào những ngày kế tiếp, mang cho nhiều thứ và còn dẫn đi làm giấy tờ nữa.

Trại Eglin của không-quân Hoa-kỳ được thiết-lập trên một khu rừng già. Nhìn những cây thông to và cao-vút với những trái mầu nâu đậm, rất to, rơi rải rác trên mặt đất, mình chợt hồi-tưông lại thời thơ-ấu, độ 6, 7 tuổi. Ðó là thời Ðệ nhị thế chiến, trường học của Pháp mà các anh Thành, Hải đang học phải di chuyển tới Ðồ-sơn, một miền duyên-hải Bắc-việt. Tại đây mình đã được vào học trường Lycé còn gọi là École de Pin, đo đó mình đã được chạy nhẩy bên những gốc thông cổ-thụ.
Ðặc biệt kỳ này ba gia-đình được ô riêng một lều, nên rất thoải-mái, dễ chịu. Lều cũng được dựng trên nền đất mà cỏ đã bị khô tém vì sức nóng của mặt trời. Khí-hậu tương-tự như Saìgòn. Buổi trưa trời nắng gay-gắt, ngồi trong lều mà mồ hôi chẩy ra nhễ-nhại, ướt cả áo. Mấy thanh-niên lấy khăn giải giường để làm võng, mắc giữa hai thân cây thông, nằm cho mát. Tuy nhiên ban đêm nhiệt-độ lại xuống thấp nên khá lạnh, phải đắp mấy cái chăn dạ nhà binh mới đủ ấm.
Lều của ba gia-đình ô gần chỗ phát thư nhưng lại rất xa khu nhà ăn. Mình nói với hai chị Trường, Duy:
-Ðể tôi đến nói với ông trưông trại người Mỹ, xin đổi lều nhé.
Chị Duy đề-nghị:
-Hay chị cứ viết vào giấy rồi đưa cho ông ấy chứ sợ chị nói người ta không hiểu thì sao?
Mình cương-quyết:
-Cứ để tôi thử, khi họ không hiểu mới cần đưa giấy.
Mình nói với ông trưông trại :
-Lều của chúng tôi có ba gia-đình gồm 3 đàn bà và 9 trẻ con mà nhà ăn xa qúa, ông làm ơn đổi cho chúng tôi lều khác ô gần chỗ ăn hơn.
Ông ta bèn trả lời :
- Hiện nay không có một lều nào trống hoàn-toàn, nếu chuyển riêng từng gia
đình một thì có.
Vì muốn ô chung với nhau nên đành phải chấp-nhận căn lều xa nhà ăn vậy. Trong số ba gia-đình chỉ có mình là còn nghe hiểu võ-vẽ và nói bập-bẹ được đôi chút tiếng Anh nên cứ mỗi khi thấy Quân-cảnh Mỹ tới lều định nói gì là hai bà lại gọi rối-rít:
-Bà Riễm! bà Riễm! Ra xem ông ta nói gì kìa.
Có lúc ông ta bảo tới lấy thư, có lúc bị xài-xể bắt nhặt những cốc, đĩa giấy quanh lều. Mình thường than với hai chị Trường, Duy:
-Các bà thấy không? Con các bà vứt bậy bừa-bãi làm cho tôi phải giơ đầu chịu báng. Người ta cho là mình mọi-rợ, mắc-cô ghê!

Buổi trưa trời nắng chang chang, không ai dám dẫn trẻ con đi ăn. Cứ mỗi sáng, khoảng 8 giờ là trẻ con đã phải thức dậy, đi ăn cho thật no, đồng thời mang sữa và bánh mì về, để dành cho bữa trưa. Florida thuộc miền Nam nên 9 giờ tối mà mặt trời chưa lặn hẳn. Chiều chiều cứ vào quãng 5 giờ tuy nắng còn gay-gắt, mình đã phải dẫn các con đi ăn, vì nếu trễ hơn thì nhà ăn sẽ đóng cửa. Chú Trường-Giang thì lớn tướng mà hay bắt bế. Mình cứ phải nói khích:
-Kìa thằng cu Bảo nó nhỏ hơn (mới 2 tuổi, con chị Duy) mà chịu đi bộ đấy. Trường-Giang tuột xuống đi bộ được một lúc nhưng sau lại kêu mỏi chân, đòi bế. Hết bế, lại cõng, mãi mới đến nơi. Ấy thế mà chú ta có chịu ăn gì đâu! Hễ ngồi xuống bàn là đòi ngay ly đào, ly sữa, hoặc cốc cà-rem trước, thành ra ngang dạ, món chính chỉ khều khào một chút rồi bỏ; thật là bực! Ở đây họ không phát thẻ để lãnh phần ăn nên thỉnh-thoảng đi ăn trưa, muốn lấy thức ăn về cho các con, mình cứ phải xếp hàng ô hai chỗ khác nhau vì sợ lấy ô cùng một nơi nhỡ ra người nhà bếp nhớ mặt, không cho thì “quê một cục”. Vì đi giăng nắng nhiều nên cả ba mẹ con đều đen thui, nhất là Trường-Giang, trông như con người Mọi vậy.
Thỉnh-thoảng lắm mới có mưa. Một hôm, mưa to, gió lớn làm tuột cái dây cột cửa lều, nước mưa bắn vào làm ướt hết cả đồ-đạc. Florida có nhiều muỗi thật to mà ngủ thì không có màn, nên tối tối thường có xe đi quanh các lều xịt thuốc diệt muỗi. Mỗi khi thấy xe ấy đến là mọi người phải vội-vàng đóng kín lều lại để cho hơi thuốc bớt xông vào.

Ở florida cũng như California, cầu tiêu là loại cầu nổi bằng tôn, đặt trên mặt đất; cứ 4, 5 lều lại có một dẫy 4 cái nhà cầu , giống loại cầu tiêu hồi nửa thế-kỷ về trước, nên hàng ngày cứ phải có xe đến để hút phân . Những lúc ấy thì ôi thôi! Hôi hám lắm, chịu hết nổi.
Trại này, lúc đầu họ thiết-lập phòng tắm đàn ông và đàn bà cạnh nhau, chỉ ngăn bằng miếng bìa cứng. Một số thanh-niên lưu-manh, đục lỗ nhỏ để nhòm qua bên đàn bà. Mình và Tuyết- Hạnh cứ phải chờ vào chiều tối, lúc chạng-vạng mới đi tắm thì bên kia dù có nhòm trộm cũng chẳng thấy gì vì trong phòng tắm không có đèn. Có một cô con gái nói là mỗi khi đi tắm cô ấy phải bảo người anh cũng đi tắm để canh chừng bên phía đàn ông, không cho ai nhìn trộm. Ðược ít lâu, nhà tắm này bị đóng cửa. Chỗ mới xa lều hơn nhưng khu đàn ông và đàn bà ô hai nơi riêng biệt hẳn, vì vậy không còn lo nạn nhìn lén nữa.
Suốt thời gian sông tai trại nay, mỗi khi hay tin có người mới tới là mình bỏ cả ăn, đứng chờ sẵn để nhìn từng người bước xuống xe bus, mong gặp thân nhân. Nhưng mỏi mắt mà chẳng thấy ai là bà con, bạn bè mình cả. Chiều ngày 2-6-1975, trên đường đi đến chỗ phát quần áo, mình gặp cô Hồng, bạn chị Oanh, mừng ghê. Vui hơn nữa vì cô ấy cho biết, em của cô có nghe thấy anh Hải nhắn tin tìm thân nhân trên máy phóng thanh. Một bữa nọ, đang đi trên một con đường gần lều, trông thấy anh Phúc, nhân-viên cũ của anh Hải ô Ngân-hàng Phát-triển Nông-nghiệp Saìgòn. Ðầu anh ta đội một cái thùng khá lớn có vẻ rất nặng. Mình mừng qúa vội hỏi:
-Anh Phúc ơi! Anh có biết tin tức gì của anh Hải tôi không?
Anh ta vừa đi vừa ngoái cổ lại nói:
-Tôi chỉ nghe chứ không thấy. Chị ô lều số mấy?
Hôm sau anh tới thăm và cho biết :
- Hôm trước gặp chị, tôi đội nặng qúa không thể dừng để nói chuyện được, vả lại cũng phải đi mau cho kịp người hướng dẫn tới chỗ nhận lều.
Anh còn nói thêm:
-Cái thùng đó trong đựng bát đĩa mới mua, bà xã tiếc rẻ bắt tôi đội theo đấy!
Chỉ ít bữa sau là gia-đình anh được ông cố-vấn Mỹ bảo-lãnh ô ngay tại Florida.
Thế là yên chí anh Hải đi được, vì hai nguồn tin tương-tự nhau. Tuy nhiên vẫn chưa có tin gì về các anh, chị Ðạt, Hùng, Khôi, Trân, Riêu, Tư, Qùy...
Vào trung tuần tháng Sáu, anh Riễm cho biết đã tìm được một hội Tin-lành ô New Jersey bảo-trợ cho ba mẹ con. Mừng ghê! Sắp được gặp lại nhau rồi.
Hôm 17-6, máy phóng-thanh gọi mình lên văn-phòng của hội USCC. Ðến nơi, mình gặp một bà phước người Mỹ còn trẻ và một thông-dịch-viên người Việt. Ông ta cho biết hội USCC tại Florida muốn bảo lãnh ba mẹ con. Mình cảm ơn và nói đã được hội Middletown United Methodist Church tại New Jersey bảo-trợ, vì ông xã mình hiện đang học ô trường Fort Monmouth thuộc tiểu-bang đó. Bà phước chúc mừng và bà còn nói thêm là nếu ông xã muốn xin vé máy bay để tới đây đón ba mẹ con thì bà sẵn-sàng giúp.
Vì ông xã của hai chị Trường, Duy cũng đang học tại Fort Monmouth cùng với anh Riễm nên mình và hai chị đó thường hay được gọi đi lãnh thư.
Một hôm bé Trường-Giang bị cảm, người nóng ran nhưng lại rét run cầm-cập. Ðang đêm mình phải chạy ra trạm gác của quân nhân Mỹ ô gần lều; không có thông-dịch-viên, mình đành phải xử-dụng món Anh-ngữ học từ bao năm trước vậy. Mình nói:
-Sir, my son is cold.
Anh lính Mỹ tưông là con mình lạnh nên vác ra cho 2 cái chăn dạ. Thấy vậy mình phải nói:
-He is sick.
Lúc bấy giờ anh ta mới hiểu nên cùng với một nữ quân nhân nữa, theo mình về lều, trùm chăn và bế bé Trường-Giang đi bệnh-xá. Bác-sĩ khám rồi cho bé uống thuốc ngay tại đó và cho một lọ thuốc nước đem về uống tiếp. Hôm sau, bé Trường-Giang khỏi , lại chạy chơi như thường. Thật là mừng.
Anh Riễm cho biết đã tìm thấy Mẹ, Cô, chị Ngà, chị Oanh và gia-đình anh Hải. Tất cả đang ô trại tị-nạn Indiantown Gap, thuộc tiểu-bang Pennsylvania, anh đã đến thăm và sau đó mình cũng được nói chuyện trên điện-thoại với anh Hải nữa. Thật sung-sướng và cảm-động! Tuy nhiên, niềm vui chưa trọn-vẹn vì một số đông anh, chị và các cháu khác còn đang kẹt lại ô Việt-nam. Không biết số phận họ ra sao?
Thấm-thoát đã ô trại Eglin được 22 ngày rồi và xa Saigon cả 2 tháng trời. Hôm nay, 22-6-1975, mình và hai con chuẩn-bị rời khỏi trại tị-nạn cuối cùng, đến New Jersey, một tiểu-bang nhỏ, thuộc miền Ðông Hoa-kỳ để tạo-lập một cuộc sống mới, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó-khăn, vất-vả nhưng được thô hít không-khí Tự-do. Mới tờ-mờ sáng, mình đã thức dậy đi ăn rồi lấy thức ăn về cho các con vì chúng còn ngủ. Lúc 7 giờ 15 phút, mình đánh thức Tuyết-Hạnh và Trường-Giang dậy để còn lấy chăn, giải giường, gối, khăn bông ... đem trả và đồng thời đến Admissions làm giấy xuất trại. Vừa về tới đã thấy một xe nhà binh đậu sẵn trước cửa lều để chô ba mẹ con cùng hành-lý đến Departure Center. Lúc đó hai chị em còn đang ăn điểm tâm. Chị Duy, chị Trường, phải phụ để thay quần áo cho Trường-Giang và Tuyết-Hạnh. Mình định mặc áo dài, nhưng về sau nghĩ lại, không lẽ mặc áo dài Việt-nam mà lại đi đôi giầy cao cổ, gót thấp thì không còn ra cái giống gì nữa nên đành thôi.
Mình đã sống chung với hai chị Trường, Duy được gần 2 tháng, cùng di chuyển từ nơi này đến nơi khác, lúc nào cũng có nhau. Kể từ Guam, đi đến đâu cũng đều yêu cầu được ô chung một lều. Trải qua một thời gian chung sống khá dài, có nhiều kỷ-niệm khó quên; nay bỗng tách rời , mỗi gia-đình mỗi ngả, mình thấy lòng nao nao buồn. Các chị tới trạm khôi-hành tiễn mình và hai con. Chị Duy thương mình lắm, nên nói:
-Bạn đi đã đem mất nửa hồn tôi đi rồi!
Ðợi tai trạm khôi-hành từ 8 giờ rưỡi sáng mà mãi đến 9 giờ 15 phút mới được lên xe bus , ra phi-trường. Ngồi trên xe mình ngoái nhìn hai người bạn đã cùng chung lều bấy lâu nay. Nước mắt rưng rưng, mình đưa tay vẫy chào gĩa-biệt.

Lúc 10 giờ 45 phút, phi-cơ cất cánh và một giờ trưa thì tới phi-trường Atlanta thuộc tiểu-bang Georgia. Chuyến đi này, ngoài ba mẹ con ra, còn có một gia-đình nữa gồm hai vợ chồng và ba đứa con. Khi ra khỏi máy bay, cả hai gia-đình được một ông Mỹ, đại diện hội dẫn đi ăn trưa. Sau đó ông ta chỉ cho ba mẹ con tới một băng ghế dành cho hành-khách ngồi chờ máy bay đi về New Jersey; còn gia đình kia lại đi ngả khác. Ngồi đợi một lát, có cô chiêu đãi viên hàng-không đến, hướng dẫn ba mẹ con lên máy bay, và còn lấy sách tập vẽ đưa cho Trường-Giang nữa.
Khoảng gần 3 giờ chiều, máy bay từ từ lăn bánh trên phi-đạo rồi cất cánh, rời khỏi phi-trường Atlanta. Lúc 5 giờ chiều ngày 22-6-1975, máy bay đáp xuống phi-trường Newark, thuộc tiểu-bang New Jersey.
Vừa bước xuống máy bay đã thấy ông xã, các bạn cùng học ô Fort Monmouth, ông Ðại-úy Cole, sĩ-quan liên-lạc Ðồng-minh, và rất đông nhân vật trong hội nhà thờ Tin-lành ra đón. Phút gặp gỡ giữa vợ chồng, con cái thật cảm-động, nghẹn-ngào, không nói nên lời.
Rời khỏi phi-trường Newark, cả gia-đình bấy giờ là 4 người, được đưa về ô tạm nhà ông bà Smith, trong hội bảo-trợ của nhà thờ. Hai vợ chồng chủ nhà này là Wil và Nancy, còn trẻ, ngoài 30 tuổi. Họ có 3 đứa con: hai con gái là Cindy, 15 tuổi, và Cherryl, 6 tuổi; một con trai tên Mark, 12 tuổi. Chúng rất dễ thương, vui-vẻ khuân giúp đồ-đạc vào nhà. Ðó là một biệt-thự hai tầng lầu, tọa-lạc trên một vùng đất cao. Nhà gồm có phòng khách, phòng ăn, năm phòng ngủ, phòng giành cho gia-đình tụ họp và phòng để chơi bóng rổ, tất cả đều rất rộng. Bốn vợ chồng con cái ngu trong một căn phòng thuộc lầu một, cạnh phòng của ông bà Smith. Họ đặt mấy cái đệm trên thảm cho cả gia-đình nằm, chứ không kê giường.

Sáng hôm sau, bà Nancy lái chiếc xe Cadillac, chô bé Tuyết-Hạnh đi bác-sĩ vì tối hôm trước họ mô máy điều-hòa không-khí quá lạnh làm bé bị cảm. Sau đó bà ấy cũng chô anh Riễm tới một hãng điện để xin việc, bốn hôm sau thì anh bắt đầu đi làm. Công việc là đi lắp, sửa điện-thoại cho các nursing home. Vì phải chui rúc cả trên mái nhà nên bữa nào về đầu tóc cũng dính đầy nhừng chất cách-nhiệt. Anh than quá nên rất may chỉ vài tháng sau là nhà thờ xin cho anh việc Tester ô hãng Bendix về sau đổi là Allied Signal, chuyên việc kiểm-soát lại các máy-móc trước khi họ giao cho khách hàng. Về sau anh làm Technical Writer chuyên viết sách trình bầy về máy móc cho hãng Boeng xử-dụng. Công việc này nhàn và thích-hợp với anh hơn.
Vào lúc 9 giờ rưỡi sáng ngày thứ ba, 24-6-1975, Bà Nancy chô bốn vợ chồng con cái đến trường Fort Monmouth để dự lễ phát bằng và chứng-chỉ Kỹ-sư truyền-tin điện-tử cho năm sĩ-quan Việt-nam. Trong buổi lễ này , anh Cương đã ngậm-ngùi rơi lệ, còn các anh em khác cũng đều rưng rưng nước mắt.
Sau buổi lễ, cả gia-đình ô lại trường, cư-ngụ trong căn phòng mà anh Riễm đã sông gần 6 tháng. Trưa hôm đó mình nấu hỏa-tốc một bữa cơm Việt-nam đầu tiên trên đất Mỹ, để cả gia-đình cùng ăn với ông Ðại-úy Cole, và các anh bạn của anh Riễm là Cương, Trường và Duy. Trong ba ngày tại Fort Monmouth, cả nhà được xử-dụng chiếc xe military taxi để đi PX hoặc Commissary.
Sáng ngày 27-6-1975, bà Nancy lại tới đón về nhà bà ta. Lúc này gia-đình mình và gia-đình bà Nancy đã quen nhau được một tuần lễ, bà ấy rất mến Tuyết-Hạnh và Trường-Giang, nên cứ bảo chúng gọi là aunt Nancy.
Vì mình ngỏ ý muốn đi thăm Mẹ, Cô , các anh, chị và các cháu, nên sáng hôm thứ Bẩy, 28-6, bà Nancy mang theo một số thức ăn mà bà đã nấu sẵn, rồi chở cả gia-đình sang Pennsylvania, tới trại Indiantown Gap.
Tuy đã vào Hè nhưng buổi sáng tiết trời vẫn còn mát-mẻ. Hai bên đường cây cỏ xanh tươi. Trên triền núi, những bông cúc vàng đang rung rinh, chào đón ánh nắng ban mai. Tất cả cảnh vật lúc đó đối với mình sao vui và đẹp quá, vì trong lòng mình đang rộn lên một niềm sung sướng. Ðó là niềm vui đã được đoàn -tụ với anh Riễm và sắp được gặp lại Mẹ, Cô, chị Ngà, chị Oanh, anh chị Hải và các cháu.

Ngày tái ngộ thật vui và cảm động. Sau hơn hai tháng xa cách và phải trải qua bao nỗi lo âu, sợ hãi, tất cả đều nghẹn-ngào ôm nhau thật chặt như sợ người thân sẽ bị buột khỏi tầm tay. Bà Nancy cùng Cindy, bầy các món ăn trên những chiếc bàn gỗ kê ô một khu vực của trại giành riêng cho dân tị-nạn tiếp khách tới thăm. Mọi người vui vẻ ngồi vào bàn, dự một bữa ăn đoàn-tụ.
Sáng Chủ nhật, 29-6, bà Nancy chô cả gia-đình đến nhà thờ Middletown United Methodist Church. Tại đây bà giới thiệu gia-đình mình với các hội viên nhà thờ. Mọi người đều vui vẻ tiếp đón. Họ ân cần thăm hỏi và tỏ ra rất thân mật khiến cho mình cảm thấy ấm lòng.
Anh Riễm được ông Morgan, một nhân-vật quan-trọng trong hội bảo trợ, cho mượn một cái xe hơi nhỏ hiệu Volkswagen để lái đi làm. Anh đi từ sáng sớm, mãi tối mịt mới về. Ở nhà chỉ có ba mẹ con và gia-đình bà Nancy. Lạ nước, lạ cái nên mình cảm thấy lạc-lõng, buồn tủi vô cùng. Bỏ tất cả nhà cửa, xe-cộ, tiền bạc trong ngân-hàng cũng như tiền hùn-hạp để ra đi với hai bàn tay trắng. Tuy được sống bình-an trên đất Tự-do,nhưng thấy tương-lai còn mờ-mịt. Rồi đây sẽ phải gây dựng lại cơ-nghiệp; chắc chắn cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, vất vả .
Ở nhà bảo-trợ, bà Nancy nấu gì, gia-đình mình ăn nấy. Mình thường chỉ phụ bà ta làm những thứ lặt vặt như gọt khoai, cà-rốt, lột da của những miếng đùi gà, hoặc rửa rau. Một hôm, vào buổi trưa, bà Nancy cứ ô trong phòng của bà, chả thấy ra nấu nướng gì cả, thế là ba mẹ con nhịn đói vì không muốn tự tiện lấy thứ này, thứ nọ ra ăn. Về sau anh Riễm nhắc lại chuyện này, bà Nancy cứ xin lỗi mãi và nói rằng tưông mình cũng như người Mỹ, hễ đói là cứ việc mô tủ lạnh ra, lấy các thứ mà dùng. Thật là phong-tục và tập quán của hai nước khác hẳn nhau.

Hôm mồng 3 tháng 7, là ngày sinh-nhật của bà Gail Ewin, vợ của ông chủ-tịch hội bảo-trợ, bà yêu-cầu mình nấu hộ một bữa cơm Việt-nam để gia-đình bà cùng mấy người bạn thưông-thức. Trưa hôm đó, bà Gail tới đón ba mẹ con đi mua các vật-liệu ô tiệm thực-phẩm của người Tầu, rồi về nhà bà. Mình làm món chả giò, canh miến, trứng kho thịt và một món xào để ăn với cơm. Mọi người đều khen ngon. Họ thích nhất món chả giò. Nhân dịp này anh Riễm đã hát tặng bà Gail bài “Suối mơ”, vì căn nhà của bà ô một nơi thơ mộng chẳng khác gì cảnh trong bài hát.:
Suối mơ bên rừng Thu vắng,
Dòng nước trôi lững-lờ ngoài ngoài nắng...
Bé Tuyết-Hạnh cũng hát tặng bài” Ông Ðịa lùn” và “Con trâu.” Bà Gail đã thâu lại để làm kỷ-niệm . Về sau mỗi lần lễ Tạ ơn (Thanksgiving) ông bà Ewin đều mời cả gia-đình đến tham-dự, rồi vặn cassette để nghe lại những bài hát đó. Mỗi lần mời đến ăn, ông Jim Ewin thường nhắc là nhớ mang món chả giò nhé.
Anh Riễm yêu cầu nhà thờ bảo-trợ thêm Mẹ, Cô và hai chị. Ngày mồng 5 tháng 7, ông Jim Ewin đem xe van đến đón cả gia-đình đến trại Indiantown Gap để gặp Mẹ, Cô và hai chị. Sau chuyến đi này, ông về trình bầy với những người trong hội, họ đồng ý bảo lãnh thêm bốn người nữa.
Chiều hôm sau, 6-7-95, ông bà Ewin, ông bà Morgan dẫn mình và anh Riễm đi ký giấy thuê nhà. Ðó là một căn nhà lầu hai tầng, gồm 3 phòng ngủ thuộc vùng Ocean Grove, một quận nhỏ trong vùng biển yên-tĩnh. Hôm 21-7-1975, tất cả 8 người được về định cư tại căn nhà chỉ cách biển chưa đầy nửa cây số, nên mỗi chiều, sau khi cơm nước xong, cả nhà lại kéo nhau ra biển ngồi hóng mát. Từ đây chấm dứt cuộc sống 93 ngày tạm bợ qua 6 trại tị-nạn cũng như ô nhà của người bảo-trợ, để sống một cuộc đời Tự-Lập .



New Jersey Ngày của Mẹ (Mother's Day),
Chủ nhật mồng 10 tháng 5, năm 1992.
Nguyễn Thị Xuân-Nguyễn








Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003