Apr 26, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Biên khảo, Phê bình
TRUYỆN KIỀU và TÂM HỒN DÂN TỘC VIỆT
Hải Bằng HDB
Cho dù có người chưa thấy hình ảnh của mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, nhưng hai câu thơ ấy thực sự có gây một ấn tượng sâu xa chỉ cần trong tâm hồn người đó có một chút tình cảm và trí tưởng tượng của một nghệ sĩ. Vâng, đó chính là mùa xuân của Nguyễn Du và cũng là mùa xuân của cả dân tộc Việt mà Nguyện Du đã mô tả trong cuốn trường thi bất hủ Truyện Kiều.

Khi Tiên Ðiền Nguyễn Du (1766-1820) còn sinh thời, tiên sinh hạ bút viết về tác phẩm Truyện Kiều của mình: “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” - Không biết ba trăm năm sau, có người nào khóc cho Tố Như chăng? - Hẳn lúc đó ông đã biết rằng tác phẩm của ông sẽ bị nhiều nho gia đương thời chỉ trích vì cái nhìn bảo thủ quá đạo đức của họ và cũng vì tính đố kỵ trước tài năng vượt chúng của Nguyễn Du. Quả thế, thời đó Truyện Kiều bị coi là loại dâm thư, và có nhiều nhà nho phụ họa lên án Kiều “Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai?” Nhưng chẳng bao lâu sau, Truyện Kiều đã tự tồn tại bởi chính những giá trị văn chương và triết lý của truyện.
Nguyễn Du là ai? Nguyễn Du người làng Tiên Ðiền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh, không đỗ đạt Tiến Sĩ như cha và anh, mà chỉ ở mức tam trường tức tú tài, nhưng lại là một thiên tài về thi phú. Nhưng dường như chữ tài lại thường là đố kỵ của chữ mệnh như tiên sinh đã viết “Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”, nên cuộc đời của Nguyễn Du cũng đã chịu cảnh gian truân qua buổi giao thời đầy sóng gió của ba triều đại Lê, Tây Sơn, và Nguyễn. Ông trải khoảng 15 năm long đong kể từ năm 1787 khi vua Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Kinh Bắc còn ông chạy về quê vợ ở Thái Bình và bắt đầu cuộc sống thật thiếu thốn cho đến năm 1802, ông được vua Gia Long vời ra làm quan. Nguyễn Du đã ghi lại: “Mười miệng đói kêu ngoài cõi Bắc. Một mình bịnh rụi gocÔ thành Nam.”
Kiều là ai? Kiều là một nàng tài sắc vẹn toàn. Mối tình đầu với chàng Kim đang diễn như hoa quỳnh nở thì bỗng đâu có tai bay, vạ gió, cha nàng bị lâm vào vòng lao lý. Nàng vì chữ hiếu trọng hơn chữ tình, phải chấp nhận bán mình chuộc cha. Từ đó nàng dấn thân vào một cuộc đời 15 năm đầy gió táp mưa sa: hết sa vào thanh lâu làm ca nữ cho người ta ôm ấp, lại phải khoác thanh y làm con hầu để chủ nhân vùi dập. May sau nhờ được tướng cướp Từ Hải xưng vương, vẫy vùng một cõi, lấy làm phu nhân, và giúp nàng trả được việc oán ân. Nhưng chẳng được bao lâu chính nàng lại bị mắc lừa khi khuyên Từ Hải ra quy hàng triều đình. Từ Hải chết còn nàng cũng tự vẫn tại Sông Tiền Ðường. May lại được cứu sống, nàng xuống tóc vào chùa và được gặp lại cha mẹ, các em và chàng Kim. Nàng từ chối lời Kim muốn nối lại duyên tình và mượn cánh cửa Từ Bi cùng kinh kệ để giải bớt oan nghiệp. Ðời Kiều là cả một minh chứng cho sự trói buộc của định mệnh “Mới hay muôn sự tại Trời”, nhưng đồng thời cũng nói lên sự tự do của lý trí để phấn đấu vươn lên: “Có Trời mà cũng có Ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
Cốt Truyện Kiều mượn của Tầu, nhưng đã được Nguyễn Du trình bày bằng những câu văn hết sức gợi cảm, gợi tình, đồng thời đưa vào những quan điểm về triết lý nhân sinh đặc thù của dân tộc Việt. Hai nguyên tố này ố văn chương và triết lý ố đã làm cho tác phẩm của tiên sinh vượt trội hẳn lên trên tất cả những tác phẩm khác và đã đi vào tâm hồn dân tộc thành một bản trường ca vĩ đại trên khắp mọi miền đất nước và đã khiến cho nhà học giả Nguyễn Văn Tố viết rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn.” Thật vậy, từ lâu Kiều đã được ngâm vịnh, lẩy Kiều, họa tranh, viết thành kịch, dàn dựng thành phim, làm tự điển,và biên khảo. Mọi người, mọi giới ca ngợi, kể cả các văn gia ngoại quốc. Như vây thật ra không phải là phải đợi tới ba trăm năm sau người ta mới thương nhớ đến thiên tài Nguyễn Du, mà cho đến hôm nay, đã 183 năm trôi qua kể từ ngày tiên sinh mất, người ta vẫn còn chưa ngớt tán tụng cái thực, cái thiện, và cái đẹp của Truyện Kiều, một tác phẩm văn chương có khả năng làm rạng danh văn học Việt Nam trên văn đàn thế giới.

H ẢI B ẰNG HDB


Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003