Apr 25, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Truyện/Ký
PHONG VÀ THỦY
Diễm Châu TNQG 

Thủy không biết tại sao trước khi lấy chồng, nàng chẳng chịu bỏ thời giờ tìm hiểu thêm chút nữa, là trong đời sống tâm linh, đức tin của Phong đặt vào ai? Chúa hay Phật? Dù quen nhau đã bốn năm, dù đi chơi với nhau mòn cả gót chân, ăn chung không biết bao nhiêu lần, và nhìn nhau đắm đuối cũng... muốn lé cả mắt... vậy mà cho đến khi gần kết hôn, hỏi ra Thủy mới biết là Phong thích đạo của Ông Ðạo Dừa, nhưng không phải là một tín đồ.

Lấy nhau với chủ trương đạo ai nấy giữ, cũng dễ thôi, vì gia đình Thủy thờ ông bà... và vài năm sau khi chung sống, Thủy biết thêm điều nữa, là Phong tin tưởng vào tử vi bói toán số một, không ai bằng!

Thật ra trong thời gian đầu chung sống, chuyện Phong có tin cái gì cũng không sao... nhưng sau nầy, ngày càng khó chịu hơn, vì Phong thường hay đem những chuyện liên quan đến tử vi, bói toán ra nói với Thủy, như muốn vợ cùng chung sở thích và tin tưởng như mình. Những lần Phong bàn luận đến chuyện đó, Thủy tảng lờ không muốn nghe, và thường lảng ra chỗ khác vì tránh, sợ phải tranh luận, lời qua tiếng lại một hồi đâm ra mích lòng, rồi vợ chồng lại cãi nhau.

Ngày xưa, thời còn khoác áo sinh viên, Thủy đã nổi tiếng là người có cuộc sống theo sát khoa học hiện đại. Những chuyện buôn thần bán thánh, những mê tín dị đoan, không bao giờ có Thủy trong số đó... Ðã có lần, Thủy hỏi thẳng Phong:

• Anh là người có học, sao lại tin vào những chuyện dị đoan quá thế?

Phong trả lời:
- Ðây không phải là dị đoan, mà là nói theo sách vở, có chứng minh đàng hoàng...

Rồi Phong chìa ra cho Thủy xem một cuốn sách nói về phong thủy, mà Phong mới tìm tòi, mua hay mượn được của bạn bè.
À, điều nầy thì cũng tạm chấp nhận. Cho dù Thủy không biết có ai làm theo những lời khuyên của sách, mà đi đến thành công trong cuộc sống về tài chánh cũng như tình yêu, gia đạo hay công danh... nhưng dù sao, từng biết qua về danh từ nầy, Thủy thấy không đến nỗi xa lạ và mê tín như những điều kia.

Cứ thế, hai vợ chồng, mỗi người có lối suy luận và niềm tin khác nhau. Trong việc làm, cũng thế, nghĩa là cứ người nầy chủ trương phải thế nầy, thì người kia nghĩ ngược lại. Họ không thuận trong lời nói và cả công việc làm, nhưng dù sao thì sự chung sống hôn nhân của cả hai vẫn tạm được, chưa đến nỗi bị ảnh hưởng vì sự không đồng quan điểm trong đời sống hiện tại, cũng vì họ còn trẻ, dễ tha thứ và nhiều khoan dung.

Thủy vừa kê xong chiếc giường Queen size mới mua, từ tiệm bán bàn ghế vừa chở tới giao. Nàng bao ra giường và áo gối, rồi đứng chấp tay sau đít, khoan khoái nhìn công trình của mình vừa hoàn tất.

Mầu xanh rêu của nền vải, hòa lẫn với mầu trắng nhỏ li ti của vài nụ hoa chen lẫn trong đó, làm cho căn phòng có vẻ mới mẻ, êm dịu và mát mắt. Từ nhỏ đến lớn Thủy đã thích mầu xanh, những vật dụng nàng dùng thường xuyên mang mầu sắc xanh đậm hay lợt tùy theo thứ.

Màn cửa sổ thì Thủy đã chọn mầu voan trắng mỏng, lớp màn dày bên trong cùng màu với tấm ra trải giường. Những màu sắc Thủy chọn, thường mang một sắc thái hòa nhã pha chế của các gam mầu, dễ nhìn và dễ cảm.

Ngắm chán, Thủy bỏ ra bếp chuẩn bị nấu bữa cơm chiều. Phong đã đi làm về từ nãy giờ, chỉ kịp vào nhà tháo đôi giày da bóng, xỏ chân vào đôi ba ta chàng thường mang chạy bộ và làm vườn, rồi thay cái quần jean bạc thếch, áo thun ngắn tay, đi ngay ra phía sau,á không biết hì hục đào đào cuốc cuốc cái gì đó, chắc là trồng một cây ăn trái vừa ghé ngoài Home Depot mua được. Thỉnh thoảng, Thủy lại thấy chồng chạy vô nhà kho gần sau bếp tìm cái nầy cái nọ, coi bộ bận rộn nhưng hứng chí lắm.
Chẳng những khi Phong nhúng tay vô cái gì thì làm rất lâu, mà lại còn tốn kém nữa. “Người ta làm việc thấy gọn gàng nhanh nhẹn, còn chồng mình không những đã bầy bừa, lại còn kéo dài lâu lắc, rồi kết quả thì không như ý muốn, nhìn nó kỳ kỳ làm sao đâu á...”
Nhưng vì quan niệm : “thà có làm còn hơn chơi”, thành thử Thủy cứ để cho Phong sáng tạo. Khi nào sản phẩm quá tệ, thì ít lâu sau nàng lén kêu thợ đến sửa trong lúc Phong đi làm, chứ nếu mà có Phong ở nhà, chàng lại lên cơn tự ái, cho rằng vợ làm vậy mất sĩ diện của mình.

Nhưng cũng chẳng có ông thợ nào có ý kiến gì với những việc Phong làm cả. Nhiều khi họ chỉ nhận xét cùng Thủy rằng :

• Không biết người thợ nào làm cái đường ống nầy, họ không biết việc, nên làm trật lất hết trơn.
Thủy nghe rồi bỏ ngoài tai, bởi vì câu nói đúng quá. Dĩ nhiên là nàng biết tài của Phong... Cái gì chàng cũng tỏ ra mau mắn, nhưng vì không nắm vững công việc chuyên môn, cho nên có khi vừa mất thì giờ lại tốn gấp đôi tiền là vậy.

Ðang đứng trong bếp xào thịt bò với đậu que, Thủy nghe Phong gọi lớn:
• Em ơi, ra đây coi anh làm con rùa trấn ải nầy...
• Ðợi một chút, em đang xào thịt...
• Mau đi, ra mà coi...
Rồi cái mặt của Phong ló vào chỗ cửa bếp chờ đợi. Biết tính nôn nóng của chồng, Thủy tắt bếp đi theo Phong ra sau vườn.

• Thấy con rùa đẹp không?
Thủy im lặng nhìn con rùa đen thui, to chần dần nằm ở một góc vườn, do Phong xây bằng xi măng rồi trét sơn đen lên. Tại sao lại con rùa... không phải là rùa chậm tiến à? Tài làm rùa của Phong cũng không được đẹp cho lắm, nên Thủy có cảm tưởng đây là một cục đá đen to tướng, vậy thôi. Không nỡ chê làm cho Phong mất hứng... Thủy gật:

• Ờ, đẹp...
• Em không khen cho có đấy chứ?
Lại còn bắt bẻ. Thủy imá lặng một lúc, rồi gật tiếp:
• Nói thật mà...
Ðứng quanh quẩn một hồi, Thủy bỏ vào bếp tiếp tục công việc đang làm. Vặn bếp lửa lên, Thủy đợi cho chảo nóng, đổ thịt vào chiên tiếp. Chưa đâu vào đâu, Thủy nghe tiếng Phong ơi ới trong phòng tắm vọng ra:

• Anh đã dặn bao nhiêu lần rồi mà sao em không nhớ giùm... phải đóng cửa nhà tắm lại sau khi xài... phong thủy bảo thế...
Mệt quá đi, cứ toàn là nghe những luận điệu phải thế nầy, phải thế nọ... bắt nhức đầu! Thủy xào thịt bò với đậu que xong, tắt bếp. Thường thường, sau khi nấu ăn xong, thì hai vợ chồng cùng ngồi vào bàn ăn cơm luôn. Nhưng hôm nay, Thủy thấy mất hứng.
Nàng lại trước tủ sách lục lấy một quyển nhan đề “Kiến Thức Tổng Quát”, đem ra ngoài sân sau, nơi có góc trời riêng của Thủy ngồi xuống chiếc ghế tuy cũ, nhưng thoải mái, chung quanh có vài chậu hoa mầu tim tím đang đong đưa trong gió.

Mở trang sách ra, Thủy cười thú vị khi đọc một bài viết nhận xét, phân tích như sau:

Nếu bạn muốn biết người đó có phải là Việt Nam hay không, thì hãy đọc những điều sau đây họ thường hay làm:
“- Nếu còn đi học, thường là học trò giỏi, có điểm cao trong lớp.
- Thích chọn những môn học chính như là về Y Khoa, Kỹ Thuật hay Thương Mại.
- Cầu tiến hơn bằng cách có nhiều bằng Ðại Học, hay ít ra tốt nghiệp một bằng chuyên khoa.
- Thích một tài nghệ giải trí cho mình, như chọn lớp học nhạc, chẳng hạn như piano hay guitar.
- Trong nhà, nơi bàn ăn thường phủ bằng tấm nhựa trong lên trên, để lau bàn cho dễ.
- Những lò nấu bếp, thường bọc lại bằng giấy nhôm, để không bị dơ lò.
- Trong bếp hay chung quanh khu vực gầná bếp, thường hay có dính mỡ.
- Ðánh trứng bằng đũa chứ không dùng máy.
- Phía trước nhà, đa số là có vài đôi hay cả đống giầy dép ở ngoài cửa.
- Cái máy rửa chén không xử dụng, mà dùng để đựng bát đĩa đã rửa sạch bằng tay, lâu lâu, một tuần hay vài ngày, tháng mới xử dụng máy một lần để cho máy thông sạch.
- Nhà nhà thường lúc nào cũng có bình thuỷ để giữ cho nước nóng.
- Thích nấu nước sôi để cho nguội dành uống thay nước lọc.
- Thường ăn đại cho qua trong bếp, hay trên quầy bếp, để không làm dơ bàn ăn.
- Mỗi khi nấu nướng, thức ăn không cân lượng bằng những cân đong, mà đo lường bằng mắt hay theo thói quen múc bằng tay.
- Hay để dành những túi xách, bao ny long của các chợ để làm bao đựng rác.
- Nhà nào cũng có một nồi nấu cơm bằng điện lớn hoặc nhỏ, và luôn xử dụng nồi cơm nầy hàng ngày.
- Xào nấu bằng cái chảo lớn, có thành cao cho khỏi văng dầu mỡá ra bếp.
- Thích chiên cá sẵn ngoài chợ cho khỏi mất công và hôi nhà.
- Khi đi ăn tiệm, hay có tật dành nhau trả tiền trước máy tính tiền và cô thâu ngân.
- Thường vo gạo ít nhất là một hai lần trước khi bỏ vô nồi nấu cơm.
- Khi ăn hay húp canh kêu sùm sụp, như mấy ông bà già quê, cho dù đó là đứa bé trai hay gái.
- Tiết kiệm điện bằng cách không sấy khô áo quần trong máy xấy, mà đem phơi ở phía sau nhà.
- Tự ủi lấy quần áo của mình, không đem ra tiệm như Mỹ.
- Ðôi khi làm biếng, mua pizza cho cả nhà ăn để khỏi nấu cơm
- Tự nấu lấy cơm mà ăn, dùá rất ghét vào bếp.
- Cũng có xài “credit card”, nhưng cuối tháng thì thanh toán cho hết các khoản tiền chứ không thích thiếu chịu cho tụi nó (bank) ăn lời.
- Ðể dành hết tiền vào một trương mục tiết kiệm, lâu lâu đem ra nhìn sung sướng khi thấy món tiền càng cao.
- Sau mùa lễ, mua thiệp giáng sinh để được bớt nửa tiền, 50% off... để dành xài cho những năm tới... cho dù năm sau không tìm thấy card cũ đã mua, tiếp tục mua thiệp mới, và qua mùa Noel, lại mua card bớt 50%...
- Dù là rửa chén bát bằng tay, nhưng vẫn thường chỉ dùng nước lạnh vì muốn tiết kiệm điện hay gas.
- Ngày hôm sau, những bà mẹ trong gia đình vẫn là người thường cố ăn cho hết những đồ ăn thừa của hôm trước, kẻo bỏ mang tội.
- Dùng bao ny long hay hộp nhựa margarine để trữ đồ ăn trong tủ lạnh.
- Mua nhiều giấy đi cầu lúc sale để dành. Dù vậy, khi còn cả đống chất ở ga ra, thấy sale vẫn mua tiếp tục.
- Thích tích trữ, sưu tập lọ shampoo và lotion nhỏ của khách sạn khi đi du lịch.
- Hay mang theo đồ ăn, thức uống lên xe, mặc dù chỉ lái một chặng ngắn.
- Lấy bao nylon đựng hàng hóa ở siêu thị dùng để bọc đồ ăn, để dành trong tủ lạnh.
- Khi mua cà phê, thường lấy dư thừa bịch đường để đó, có khi không dùng đến.
- Bỏ xương lên bàn tự nhiên trong những tiệm ăn ở phố Tầu.
- Người đàn ông thường tự hào, cho là mình tháo vát, lúc nào cũng có thể tự tay sửa chữa bất cứ cái gì hư ở trong nhà.

Ðọc đến đây, bất giác Thủy cười mỉm, tự nghĩ... “Ðúng quá đi rồi... nhà nầy cũng có một người đây...”
Thủy lật quyển sách ra trang đầu coi tác giả là ai... Hừ, tên nghe cũng hơi xa lạ. Dù sao thì bà ta cũng cố sưu tầm những chuyện nầy hay đấy. Thủy lật lại trang lúc nãy đang coi đã được làm dấu, đọc tiếp:

“- Có những bà mẹ tuy lái Mercedes le lói, mà cũng chịu khó đi kiếm đồ ga ra sale để mua.
- Nhiệt độ ở trong nhà thời nào thức ấy, tức là lạnh lúc mùa lạnh, và nóng khi mùa nóng.
- Rất thích biểu diễn hát Karaoke, nhất là khi có khách đến chơi, phải hát cho bằng được vài bài để giựt le.
- Tự kiếm số phôn bằng cách mở quyển Trang Vàng ra tìm, chứ không chịu tốn 50 xu quay số 411.
- Ăn con tôm cả vỏ lẫn đầu, nhất là tôm rang muối.
- Thường mua thẻ hay chỉ gọi điện thoại đường dài bằng cách rẻ nhất, và dùng hãng nào quảng cáo giá hạ nhất.
- Khi nào phone cho bố mẹ là lúc cần thiết, chứ không phải gọi để hỏi thăm sơ sài qua quýt.
- Thường hay thích những loại xe Ðức hoặc Nhật, cho dù đang đi mua một chiếc xe Mỹ.
- Hay rủ nhau nhịn ăn cho thật đói bụng, trước khi đi ăn buffet.
- Thường hay phàn nàn với nhau là cho trẻ con đi ăn Buffet uổng tiền, bởi chúng chỉ thích vài miếng gà hay khoai tây chiên .
- Không bao giờ nói về đời sống riêng tư của gia đình mình cho cha mẹ nghe.
• Không thích dùng khăn lau mặt có mầu trắng, vì cho rằng mầu đóá mau dơ...”

Ðúng lắm. Thủy thầm nghĩ như thế sau khi đã đọc xong bài đó. Lật tiếp những trang sau, Thủy lại cắm cúi tiếp tục theo dõi những tựa đề hấp dẫn:
“Bao Nhiêu Người Phụ Nữ Có Mặt Trong Ðời Sống Của Nhà Danh Họa Picasso?”

Thủy tò mò, thích thú với đề tài nầy, nàng chăm chú đọc tiếp:
“Vào năm 1905, họa sĩ Picasso đã gặp người tình thứ nhất là cô Fernande Olivier tại Beteau - Levoir (Montmartre - Paris), hai ngườiá trao nhau những ánh mắt tình ý. Sau đó không lâu, nàng đã nhanh chóng nghiễm nhiên trở thành người tình đầu của ông.
Họ sống gắn bó như keo sơn, khăng khít không rời tay trong vòng sáu năm. Ðây là thời gian người ta cho rằng ăn khớp với “thời kỳ hồng” của hội hoạ Picasso.

Người ta cũng đồng ý rằng, sau cuộc gặp gỡ với nhà danh hoạ Braque, đã giúp Picasso không nhiều thì ít, khám phá ra nghệ thuật của người da mầu. Ðiều đó đã thúc đẩy Picasso sáng tạo trường phái lập thể, và sau nầy đã trở thành nghệ sĩ tự do nhất của thời đại bấy giờ.

Olga Khokhlova là người đàn bà thứ hai của Picasso. Ðến năm 1917, tại Rome, ông yêu say đắm một vũ nữ ballet người Nga, có tên Olga Khokhlova. Ngay lập tức, sự đam mê khiến ông muốn cầu hôn và chung sống với nàng. Olga đã sinh cho Picasso một bé trai Paulo bụ bẫm vào năm 1921. Olga là một cô gái có thân hình mảnh khảnh, tính tình linh hoạt, thích giao thiệp nhiều bên ngoài với xã hội thượng lưu. Nhà họa sĩ đã khổ sở không ít về tính nết của người đẹp nầy.

Thời kỳ tân cổ điển chấm dứt. Mối tình thứ hai đã coi như cũ kỹ khi Picasso gặp được Marie Thérèse Walter vào năm 1925. Lúc này ông trở lại với lối vẽ theo trường phái lập thể, ông thường giao du với các hoạ sĩ siêu thực. Và do những ý tưởng lạ lùng nẩy sinh trong đầu óc người họa sĩ, người ta thấy xuất hiện trong tranh ông những vật thể sáng tạo rất lạ lùng, bị tháo rời từng mảnh, gắn lộn xuôi ngược lung tung. Ðôi lúc ông cũng vẽ nhiều về chân dung người tình của mình, với một tâm hồn thanh thản. Dù là đã sống chung cùng với Marie Thérèse, nhưng không hiểu sao cho mãi đến năm 1935, ông mới chính thức làm giấy tờ ly dị với Olga. Người tình Marie Thérèse cũng sinh cho ông được một bé gái đặt tên là Maya.

Trong năm này, một nhà thơ Pháp tên Paul Eluard, cũng đã giới thiệu với Picasso nữ nhiếp ảnh có tên Dora Maar. Qua năm 1936, cuộc chiến Tây Ban Nha bùng nổ ra, sự việc nầy gây sốc cho nhà danh hoạ quê hương ở Barcenola. Thế là trong lúc xuất thần, tác phẩm bất hủ mang tên Guernica ra đời vào năm 1937. Sau đó vài năm, cuộc tình Picasso với Dora Marr cũng tàn theo thời gian, chấm dứt vào năm 1943.

Tới phiên nàng Francoise Gilot xuất hiện cùng thời điểm đó, bên cạnh cuộc đời của Picasso. Là họa sĩ, cho nên con tim ông dễ rung động trước những người đàn bà bao quanh. Ðến năm 1944, ông từng tham gia Ðảng Cộng Sản. Tiếp theo đó là những năm hạnh phúc về tình cảm, cũng như đầy đặn về mặt nghệ thuật. Nhưng cuối cùng, chính Francoise rời bỏ Picasso năm 1953.

Bị người tình Francoise cho rơi, chỉ ít lâu sau ông đã có Jacqueline Roque thay thế chỗ đứng trong tim. Ở bên Jacqueline, Picasso đã tìm được sự an ủi để tựa vào, như một mái nhà thân thương để ông nương trú và tin cậy. Sau đó, ông quyết định chính thức thành hôn với nàng, tức là Jacqueline trở thành người vợ có hôn thú thứ 2 của ông vào năm 1961, sau Olga.

Chính nhờ vào cuộc sống với Jacqueline Roque, nàng đã mang lại hứng khởi cho nhà phù thuỷ hội hoạ thêm một sức sáng tạo phong phú nhất trong đời, và cũng như thành công nhất.
Bên cạnh bà vợ sau chót cũng coi như là người tình tuyệt vời, Picasso trút hơi thở cuối cùng tại Mougins năm 1973.”
Thủy gấp quyển sách lại khi thấy đồng hồ trên tay đã sáu giờ rưỡi. “Mấy ông hoạ sĩ thì bay bướm là cái chắc. Không bay bướm lãng mạn, lấy đề tài đâu ra mà vẽ. Như vậy, chắc chắn là mấy ông họa sĩ mặt mày lúc nào cũng nghiêm trang như ông cụ, đàng trước bước, vợ nhà hài lòng mãn nguyện... thì có thể ... đúng hơn là chắc chắn cả đời, không bao giờ nổi tiếng được.”
Nghĩ vậy, nhưng kệ họ... Những câu chuyện đã đọc trong cuốn sách, khiến cho Thủy nguôi ngoai được sự bực dọc trong lòng trong chốc lát, dù sự cố đó nhỏ như cái que diêm, nhưng khi bị nó chích ngược lên thì cũng đau vậy!

Nàng đứng dậy vào nhà để lo dọn bữa cơm chiều.
Thường thì nhà Thủy có lệ ăn cơm lúc sáu giờ. Sau đó Thủy ra công viên gần nhà đi bộ vận động thể dục khoảng một tiếng.
Trở về nhà tưới cây, rửa chén, lau bếp núc xong thì cũng đã 9 giờ tối. Trước khi đi ngủ, Thủy thường xem một phim chọn lọc của đài số 9, cứ chín giờ tối là họ chiếu một phim. Khi thì phim hay, có ngày phim chẳng ra hồn! coi mất thì giờ! để ngủ sướng hơn... Tuy vậy, có bao giờ Thủy ngủ trước 11 giờ đâu!

Dọn thức ăn và bưng nồi cơm ra bàn xong, Thủy vào phòng gọi chồng ra ăn cơm. Nàng thấy Phong đang ngủ ngon lành trên chiếc ghế dài kê cạnh giường ngủ. Nhìn Phong ngủ, bỗng dưng Thủy thấy một tình thương nhè nhẹ dấy lên trong lòng. Dù đôi khi tính nết khó chịu, nhưng Phong là người chồng tốt, biết lo cho gia đình. Hễ Thủy cần cái gì là Phong làm ngay, cho dù là làm một cách rất vụng về và nói thẳng là “dở”... Nhưng dù sao, Phong cũng chiều Thủy đó thôi.

• Anh, dậy ăn cơm...
Thủy lay hai ba lần, Phong mới giựt mình thức dậy. Chàng ngơ ngác chút xíu, rồi cười toe toét, khoe:
• Con rùa của anh trấn ải tốt lắm...
• Biết rồi... con “cục đá” của anh...
• Cái gì cục đá?... à con rùa...
• Thì nó bằng xi măng là đá chứ gì...
• Nhưng mà anh làm con rùa... trông giống con rùa chứ?
• OK, con rùa... đá giữ nhà... nhưng mà anh bảo nó trấn anh với em, đừng cho gây lộn nữa!
• Thì từ từ chứ... đâu có thể biểu tốp là tốp ngay!
Thủy hiểu ý Phong đã nhượng bộ đôi chút, nàng ngọt ngào hơn tí nữa:
• • Từ nay đừng có cằn nhằn bắt đóng cửa phòng tắm nữa nha... cứ coi mọi việc như pha...
• • OK.... coi như pha... anh ghét ăn đậu que xào thịt bò lắm. Mình đi ăn tiệm Mỹ đi em...
• • Ơ hay, nấu cơm rồi, đi ăn ngoài vừa tốn tiền mà cơm thì không ai ăn! Ðậu em xào ngon thấy mồ...
• • Ðã bảo coi như pha mà lại nói rồi...
Thế là cuối cùng, cơm ở nhà coi như ế, hai vợ chồng Phong Thủy đi ăn cơm tiệm... Cuộc sống ở Mỹ là thế, đôi khi hơi điên điên. Vừa cắt miếng thịt bò bít tết, Thủy vừa nhìn Phong, cười:
• Anh đâu cần phải làm con nầy con kia chi cho mất công, chỉ cần có ... hai đứa mình là đủ rồi!
• Sao vậy?Thì anh là Phong, em là Thủy... có đủ đôi rồi!
• Ờ há...
Vừa nói, Phong vừa múc muỗng súp hến ngon tuyệt nổi tiếng của tiệm đưa vào miệng, gật gù:
• Mai mình đi ăn tiệm nữa nghe em...

Diễm Châu TNQG




Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003