Nov 10, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Truyện/Ký
DI CHUYỂN TÌNH CẢM
VIỆT BẰNG


1
Xuân đã đi dạy học tỉnh lẻ 7 năm vẫn chưa được thuyên chuyển về Sài Gòn, trên nguyên tắc chỉ cần 5 năm. Một ngày đầu tuần của tháng 8 -1970, Xuân đến Bộ Quốc gia Giáo Dục hỏi tin tức về Danh sách thuyên chuyển giáo sư Ðệ Nhị cấp trong niên học mới 1970 - 1971 .

Trên băng kê bên ngoài Văn phòng thứ trưởng, một cô gái Huế nhỏ nhắn cũng kiên nhẫn ngồi chờ như chàng. Bất chợt cô gái nhìn đồng hồ và nói với Xuân:

- Sáng thứ hai thường hop giao ban, mấy GS Nha Du học nói giai hơn mấy giáo sư ở sở Tu Thư. Ðã đến đây, dù sao cũng phải chơ đợi anh nhỉ.

- Cô xin du học hay xin thuyên chuyển về Sài Gòn?
- xin thuyên chuyển, em mới ra trường Ðại Học Sư Phạm Huế, ban Pháp Văn năm ngoái, năm nay xin về Sài Gòn, thử thời vận xem sao?
- Thảo nào cô còn giữ được nhiều nét nữ sinh, nếu để mất đi sau này cô sẽ tiếc vô cùng những nét đẹp ấy.
- Cảm ơn anh... Tên em - Tôn nữ Nguyệt Thu, cựu học sinh Trường Ðồng Khánh Huế, còn anh?
- Lê Trường Xuân, GS Trung học Tổng hợp Kiến Hòa.
- Vậy tên anh ghép với tên em là tên một bộ sách rất nổi tiếng của Trung Quốc - Kinh Xuân Thu.
- Cũng là cái duyên của Thu và anh, nếu buổi họp giao ban chấm dứt sớm dễ gí anh đã gặp được Thu.
- Anh nói vơ vào khéo lắm, con trai Bắc Kỳ có khác.
- Không phải vơ vào mà hâm mộ người đẹp xứ Huế đó thôi.
- Nói thật với anh, em đã có tên trong Danh sách thuyên chuyển năm nay, hôm nay đến Bộ để biết rõ nhiệm sở ở trường nào.

- 7 năm công vụ rồi, kết quả của đơn xin thuyên chuyển, anh còn chưa biết, chưa dám nghĩ đến nhiệm sở nào?

- Anh cứ yên tâm, em nhận anh là thày của em khi gặp Thứ trưởng, kết quả sẽ khả quan hơn. Chẳng dấu gì Anh, tướng chỉ huy Quân Ðoàn II là anh của em và cũng là bạn thân của Thứ trưởng.

- Xong vụ này, Anh mời em dùng bữa cơm chiều ở Mỹ Cảnh, nhà hàng nổi trên sông Sài Gòn.
- Chịu liền.

Ngay lúc đó, cửa Văn Phòng Thứ trưởng mở rộng, một số người từ trong đi ra, Thứ trưởng ra hiệu bằng tay, bác tùy phái mời khách vào trong. Thu vội đứng lên đi vào phòng và quay lại nói::
- Kết quả sẽ tốt thôi, anh ngồi chờ, không cần lo lắng.
- Cảm ơn người đẹp đất thần kinh.

Khoảng 20 phút sau, Thu ra khỏi phòng tươi cười và hẹn chờ Xuân ở phòng khách dưới nhà.
- Mời vị kế tiếp, bác tùy phái nói.
- Có tôi.

Thứ trưởng đang ngắm nghía bức tranh lập thể, vừa được đóng lên tường, thấy khách, ông trở lại bàn giấy.

- Mời giáo sư ngồi.
- Cảm ơn Thứ Trưởng.
- GS Nguyệt Thu, vừa ra khỏi phòng, nói với tôi GS là thày cũ của cô ấy khi còn học ở Trung Học Phan Rang.

- Dạ, cô ấy mới nhận ra người thầy cũ khi ngồi chờ trước cửa văn phòng thứ trưởng.

Cô thư ký riêng của Thứ Trưởng đến bên Xuân hỏi vài chi tiết để tìm hồ sơ, Chưa đầy 5 phút sau, cô trình Thứ Trưởng hồ sơ của Xuân, trên tờ bìa có ghi vắn tắt những điểm chính cần giải quyết.

Nhìn vào hồ sơ, Thứ trưởng nói:

- GS nộp đơn xin thuyên chuyển về Sài Gòn năm học 1966-1967 khi vừa đủ 5 năm thâm niên công vụ. Năm học 1967-1968, GS có tên trong Danh sách thuyên chuyển GS Ðệ Nhị Cấp nhưng năm ấy có vài GS ở vùng nước độc hay vùng hỏa tuyến được ưu tiên hơn giáo sư. Năm nay, GS có tên trong danh sách thuyên chuyển về Sài Gòn sau 2 năm đáo hạn, tôi giải quyết cho GS ngay bây giờ.

Cô thư ký đên bên Thứ trưởng đệ trình bản danh sách các trường có nhu cầu nhận GS, trong đó có ghi rõ bộ môn chưa có giáo sư giảng dạy.

- GS dậy bộ môn nào? Thứ trưởng hỏi.
- Dạ, Triết học.
- Thời còn ở Ðại học Sorbonne, Paris, tuy là sinh viên ban Khoa học nhưng tôi mê Triết học hiện sinh của J.P. Sartre. nên rất có cảm tình với những GS dạy môn này. Ngoài Triết học, GS còn dạy được bộ môn nào nữa?
- Dạ, Anh Văn hay Pháp Văn.
- Nếu vậy, dễ xếp hơn. Theo báo cáo của Nha Trung học: Trung học Kiểu Mẫu Thủ Ðức cần 1 GS Triết. Trung học Nguyễn Trãi Khánh Hội, 1 giáo sư Pháp Văn lớp 11 và Trung học Ðô Thị Hùng Vương, 1 GS Anh Văn lóp 10. Vậy GS chọn trường nào?

- Tôi ở Quận 5, xin chọn trường Trung học Ðô Thị Hùng Vương.
- Tốt lắm, năm học này, trường Hùng Vương chi có 12 lớp 10, năm tới sẽ có 12 lớp 11, năm kế tiếp có 12 lớp 12. Lúc ấy giáo sư có thể dạy đúng bộ môn của mình.

- Cảm ơn Thứ trưởng đã quan tâm đến trường hợp của tôi.
- Không có gì phải cảm ơn, đó là nhiệm vụ của tôi. Trong 3 ngày GS nhận được Nghị Ðịnh thuyên chuyển. Hiệu trưởng Trung học Kiến hòa sẽ nhận được Công điện của Bộ về việc thuyên chuyển của GS ngay trong ngày hôm nay.

Thứ trưởng đứng dậy vui vẻ bắt tay, trước khi Xuân ra về.

Khi vừa bước xuống bậc chót cầu thang, gần cửa phòng khách tấng 1, Thu chạy đến ôm lấy vai Xuân và lắc nhẹ.

- Xong việc rồi chứ anh
- Xong, rất mỹ mãn và rất cảm ơn em
- Em chưa chịu về đâu.
- Anh mời em đến Le Pagode, bên kia đường Tự Do để nói chuyện, ăn kem và bánh ngọt.
- Rõ ràng anh lúc nào cũng hảo ngọt.
- Không hảo ngọt mà chỉ hảo Trăng Thu để làm thơ.
- Chịu thầy rồi! trò sao cãi nổi thày.

Khi đến Le Pagode, Thu chọn bàn cuối phòng trong, nơi ánh đèn mờ mờ.Người bồi bàn đến, Xuân đặt 2 Cacao nóng, 1 đĩa bánh ngọt và 1 ly kem cho Thu.

- Anh thường lui tới tiệm này?
- cũng thường, mỗi khi có việc đến Bộ Giáo Dục.
- Em đã quen với thành phố này chưa?
- Chưa, còn lạ nước lạ cái.
- Hôm nào đi ăn ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, anh đến đón em nhé!
- sẵn sàng, sẽ đón em ngày thứ sáu tuần này, khoảng 6 giờ chiều, em nhớ chuẩn bị trước.
- Anh nhớ lên lầu chào Má em và xin phép người dẫn em đi chơi. Chẳng lẽ vác con gái người ta đi chơi khơi khơi mà không nói một lời nào.
- Em đừng lo chuyện đó, anh lịch sự có thừa.

Nhìn đồng hồ, đả gần 3 giờ chiều, Xuân trở lại Bộ Giáo Dục lấy xe đưa Thu về nhà.

[ 2 ]
Vài ngày sau, đúng 6 giờchiều thứ sáu, Xuân ăn mặc chỉnh tề ra mắt Má Thu nhưng vừa đến nhà, Thu cười và nói:

- Má miễn cho anh ra mắt, cứ để tự nhiên, hôm nào gặp người sẽ nói chuyện với anh đôi điều. Hôm nay em muốn đổi chương trình..

- Thu sợ dị ứng với đồ biển của nhà hàng Mỹ Cảnh?.
- Không, Em xin phép Mẹ đi ciné với anh xuất 9 giờ đến nửa đêm thì phải về đúng giờ đó. Vé em đã mua rồi để trong ví. Bây giờ em mời anh đi ăn bò viên ở hẻm Casino rồi đi dạo phố trước khi vào rạp xem film LA VALSE DANS L’OMBRE..

- Phụ nữ muốn là trời muốn, trước hay sau cũng phải chiều em thôi.
- Chỗ này là đường Thi sách ra hẻm Casino cũng không xa, anh để xe ở nhà em, mình cùng đi bộ tới đó.

Chẳng bao lâu đã đến tiệm bò viên, Thu luôn đi trước dẫn lối và chọn một bàn hai ghế ở góc phòng mời Xuân ngồi.

- em không cần chạy đi order, người phục vụ đang đi về hướng minh,,Xuân vừa nói vừa giữ tay nàng, mất thăng bằng, nàng ngồi xuống ghế.

- Cho 2 tô phở bò viên và 1 đĩa phá lấu cho 2 người, chỉ lấy tim, gan, bao tử heo...và 2 chai xá xị ướp lạnh, nàng nói với người phục vụ khi vừa bước tới bàn.

Chưa đầy 5 phút, các món đồ ăn, đồ uống được dọn trên bàn, nàng cầm chai tương ớt nhỏ xuống tô bò viên và đĩa tương nhỏ trước mặt Xuân và nhanh nhẩu nói:

- làm giai tế gia đình người Huế, nhất là Hoàng tộc phải biết ăn thiệt cay! bây giờ mời anh dùng khi món ăn còn nóng, vừa ăn vừa nói chuyện.

- Mời em,
- em hỏi vài câu về đời tư của anh có được không?
- Cứ hỏi, không dám dấu diếm, “học trò” đâu.
- Anh nói ra đấy nhé, em tin tưởng lời nói của “thầy”, cho dù thày không nói thật nhưng trực giác của con gái bén nhạy lắm đó!
- Thôi! đừng rào trước đón sau nữa, em cứ đi thẳng vào câu hỏi.
- Anh sống một mình hay với gia dình?, hôm nào em còn đến thăm anh đáp lễ chứ!

- Ở Kiến Hòa, anh share phòng với một đồng nghiệp – Tôn thất Hi, cũng dòng “Tôn thất” như em, hai đứa cùng chung một giường, một chiếu, một mền, một mùng..nhưng không phải “gay” đâu.

- Không sợ “gay”, sống với em, hết “gay” ngay, bệnh ấy dễ chữa mà. Này anh, Tôn thất Hi là chú ruột của em đấy! Ngoan đi, từ giờ quá khứ của anh, em nắm trọn trong bàn tay nhỏ bé này rồi.

- Gớm thật! con gái chưa chi đã đi sâu, đi sát thế
- Còn ở Sài Gòn, đã có nhiệm sở mới, anh dự định sống với ai?
- Với em! có chịu không?
- Chưa tiến hành một thủ tục nào mà đòi sống với em, anh muốn gây sự với ông Khổng Tử và thuần phong mỹ tục Việt Nam phải không?
Thấy anh vui nói dỡn chút thôi, đừng để tâm nhé!

- Còn em, chuyện tình cảm thế nào?
- Em có một tình nhân, gọi là vị hôn phu cũng được – giáo sư Pháp Văn, trung học tư thục Thiên Hựu Huế, người công giáo. Cách đây ba năm, anh Hân đến nhà kèm Pháp Văn cho em, anh khá điển trai nên em có cảm tình nhưng vì khác tôn giáo nên hôn nhân trục trặc ngay từ buổi đầu.
Anh ấy là Cha tu xuất, còn em là một đội trưởng của Ðoàn Sinh Viên Phật tử Huế dưới sự chỉ đạo của Thượng Tọa Thích Thiện Minh, tuy thày đã vào Sài Gòn hoạt dộng trong Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, hàng tháng thày vẫn về Huế chủ trì các buổi sinh hoạt của Ðoàn Sinh Viên Phật Tử Huê. Không những gia đình em không chịu cuộc hôn nhân này mà bạn bè em càng phản đối dữ dội hơn. Ðã nhiều lần em nói lời giã từ vói anh ấy nhưng người khuyên em nên kiên trì khi gặp khó khăn với hôn nhân nếu thực tâm muốn có hạnh phúc.

- Bây giờ anh ấy ở đâu?
- Ðang ở Thiên Ðàng với Chúa, Anh ấy bị động viên khóa 26, Võ Bị Sĩ quan Thủ Ðức, khi ra trường được đưa về Ðơn vị bảo vệ Vòng đai Phi trường Tân Sơn Nhất, chựa đầy 3 tháng đã hi sinh vì dẫm phải “mìn”.

Sau khi rời quàn thịt bò viên, Thu và Xuân đến rạp Casino đúng giờ, người kiểm soát vé đưa họ đến một góc tối trên lầu, vé thượng hạng, một “ lot” chỉ có 4 ghế, hàng ghế sau 2 ghế lại trống, nơi đây thật lý tưởng cho những cặp tình nhân..
Ngồi bên nguoi đẹp, thời gian trôi quá mau, chẳng bao lâu xuất chiếu đã vãn, đèn bật sáng, cầm tay Thu, Xuân kéo nàng đứng dậy.

- Ðể em vào W.C sửa sang lai quần áo ngay ngắn cho ra dáng con nhà lành. Chờ cho họ về bớt đi, mình thoát khỏi cái nạn nhích từng bước một ở cầu thang.
- Em đi di, anh chờ ở chỗ này
- Chịu khó một chút nhé, nàng vừa nói vừa đặt nhẹ một nụ hôn trên môi chàng.

Xuân đang suy nghĩ mung lung, giọng nàng từ phía sau:
- Thôi về đi anh, kẻo má trông.

Về khuya, trăng thượng tuần đã lặn, những ngọn đèn đường phụ họa với ánh sao chiếu đủ sáng cho lối đi của hai người trên vỉa hè. Ðường phố thật vắng lâu lâu mới có ánh đèn xe hơi lao vút đi.
Chẳng bao lâu đã đến nhà, Nàng ôm chầm lấy Xuân:
- Thứ sáu, em gọi diện thoại vê trường hẹn anh di chơi cuối tuần.
- Aurevoir.

[ 3 ]

Cuộc tình cứ như thế kéo dài theo năm tháng, một đôi lần, nàng muốn có một kết quả cụ thể để làm vừa lòng Má và đề nghị làm lễ ra mắt trước họ hàng, nhưng Xuân khất lại ít nhất một năm sau khi trả hết tiền mua căn nhà.Nàng đồng ý.

Từ đó, nàng thường xuyên đến thăm Xuân hàng tuần. Cuối tuần, nàng thường rủ đi Lái Thiêu mua trái cây để có dịp gần gũi nhau hơn trong vườn cây Chôm chôm, Măng Cụt um tùm. Nhiều lúc nàng săn sóc chàng như một người vợ nhưng Xuân vẫn giữ cho nàng.

- Anh giữ cho em vì yêu em chân thành hay không muốn ân hận khi rời bỏ em một ngày nào đó.

- Em là người ơn của anh mà, chẳng lẽ trên đời này lại có một kẻ đối xử với ân nhân bạc bẽo thế sao?

Một lần trong vườn cây ăn trái Lái Thiêu, nàng trải khăn nylon dưới gốc cây và bất chợt dùng chân trái ngáng Xuân, chàng mất thăng bằng té xuống,cả hai cùng nằm nghiêng trên một mặt phẵng.

- Em làm gì vậy
- Thử Anh coi có ngang sức với em không? Em Judo đai đen, anh thua là cái chắc.

Từ đó, nàng càng tin tưởng và không muốn giữ cho mình một chút gì nhưng Xuân vẫn giữ cho nàng.

[ 4 ]

Ngày 20-04-1975. Thu hớt hải chạy đến Xuân mếu máo:
- Tướng Vĩnh, anh của em đã được trực thăng Mỹ bốc đi từ Usaid, hiện đang trên mẫu hạm của ham đội 7. Kế hoạch vượt biên của gia đình em đa bị bể rồi. Người ta đã trả lại tiền cọc để nhận người mới trả giá cao hơn.
- Em hãy bình tĩnh, tìm chỗ khác cũng chưa muộn.

Ngày 26-4-1975, Tình hình chiến sự diến biến quá mau, ngoài sư dự đoán của dân Sài Gòn, sau khi thất thủ Long Khánh, lần lượt đến Phi trường Biên Hòa, Bộ Tư lệnh Quân Ðoàn III. Long Thành, Bà Rịa, Long Bình v.v....

Phi trường Tân Sơn Nhứt bị pháo kích nặng nề và liên tiếp, hàng loạt tên lửa 122 mm rớt xuống khu Bẩy Hiền và Trương Minh Giảng.xác người nằm rải rác trên đường phố.

Sáng 28-4-1975, Cầu Rạch Chiếc bị các đơn vị phòng thủ giật sập, các đơn vị tiền phương của bộ đội đã tiến sát cửa ngõ Sài Gòn từ nhiều mặt.

Sáng 30-4-1975, các chiến xa từ phòng tuyến ven đô rút về hướng trung tâm thành phố, súng thép, giầy sô ném dọc đường!

Ðúng 9 giờ, Tổng Thống Dương Văn Minh đọc nhật lệnh đầu hàng vô điều kiện. Sài Gòn không rối loạn nữa, người Sài Gòn bình tĩnh nhìn Tank T54 và những đoàn quân xa chở bộ đội, kéo theo những dàn tên lửa phòng không Sam3, mũi hướng lên trời. đang chạy vào thành phố.

[ 5 ]

Ðang ngồi đốt những giấy tờ của chế độ cũ như bằng khen từ thời Ðệ 1 Cộng Hòa, những hình chụp chung với đồng đội trong quân trường và hình chụp với các bạn nước ngoài khi tham dự khóa tu nghiệp Anh Văn tại Sydney, Úc Châu, Xuân chợt nghe có tiếng gõ cửa:

- Cửa không khóa, cứ đẩy vào,

- Em đến đây giữ anh ở nhà, khoảng 12 giờ trưa có xe đến đón. Anh hãy vào phòng chuẩn bị giấy tờ và 2 bộ quần áo.

- em ở nhà mấy hôm, trắng đẹp ra và hơi có da có thịt một chút.

Xuân ra sân dập tắt ngọn lửa và trở vào ôm lấy Thu xiết chặt. Một hàng khuy áo trên ngực bung ra làm hở cả tảng ngực trắng muốt của khu vực núi đồi . Xuân cúi xuống hôn lên chỗ ấy.
Nàng cong người, vòng tay qua lưng bám chặt lấy vai Xuân, nhịp tim đập mạnh, bờ mi cong khép lai...

- Thôi anh! vô phòng trong sửa soạn những thứ cần thiết kèo người ta đến phải chờ mình, ký quá.

Xuân vừa bỏ tay xuống, nàng đặt lên môi Xuân một nụ hôn đắm đuối trước khi Xuân đi vào phòng trong.

Ra sân thấy một số hình chưa cháy hết, nàng ngồi xuống châm lửa, đốt giùm. Khi ngọn lửa đã tàn, nàng cẩn thận lấy gáo nước lạnh đổ xuống đống tro tàn cho tắt hẳn.

Sau khi đã bỏ giấy tờ và 2 bộ quần áo vào Ba lô, Xuân cài cẩn thận và rón rén bước ra, ôm lấy nàng từ phía sau và hôn lên má, lên môi...

- Gớm! anh làm em hết hồn, bây giờ anh lắng tai nghe những gì cần biết để chút nữa khỏi bối rối nhé. Cách đây 1 giờ, chị Thu buộc em phải đến anh ngay để giữ anh khỏi đi đâu. Lỡ khi xe đến đón không đủ người, phải rời lại ngày khác.

- Thế em là ai nếu không phải là Thu hay em muốn dỡn để anh đứng tim.
- Em là Nguyệt Thường, em song sinh của Nguyệt Thu, học Y, năm chót,ở Nhà Dì Năm, đại lộ Hùng Vương sat bên trường Ðại Học Y Khoa, vì vậy anh đến nhà thăm chị Thu và Má không gặp em.

- Sao em không nói ngay từ đầu để anh tránh được thái độ sàm sỡ với em,thật ngượng quá!

- Thái độ này không cố ý, tha cho anh. Từ thủa dạy thì, em không để cho người con trai nào cầm được tay hôn, mà lần này hệ thống phòng thủ bén nhậy của em sụp đổ quá mau trước sự tấn công bất chợt của anh, ngoài dự liệu.của em Tiếp theo, những ngọn triều cảm giác đã xóa mờ lý trí em, do đó không còn một phản ứng nào nữa cho dù là một lời nói. Còn bây giờ đã quá muộn, anh biết tất cả về em, nói gì được nữa.

- Chuyện lỡ rồi, cả hai người phải giữ bí mât, sống để dạ chết mang đi, không được nói với bất cứ ai dù là người đầu gối tay ấp với mình.

- Chỉ sợ anh thôi, người con gái phải giữ thể diện chứ, đâu có nói bừa bãi như con trai các anh.
- Từ giờ trở đi hình ảnh của Nguyệt Thường khắc sâu trong trí nhớ anh

- Anh cũng yêu em như chị Nguyệt Thu?
- Ðúng vậy, yêu em không kém dâu, những kỷ niệm vừa qua không dễ gì quên đươc trong cuộc đời này. Vấn đề là hoàn cảnh có cho phép mình sống bên nhau không?

Khoảng nửa giờ sau Thu mở cửa bước vào, Thường đang ngồi đốt những giấy tờ thấm nước chưa chay hết của Xuân...

Thu đi thẳng vào phòng trong nói với Xuân:

- Má đã liên hệ được với Bác Ba, người hẹn đúng 12 giờ trưa nay tập trung tại Bến Lê Quang Liêm, cách cầu chữ Y 200m về hướng Chợ Lớn, khu vực người Hoa. Cứ đến nơi hẹn đúng giờ, sẽ có người hướng dẫn lên tầu.

- Má đã làm thủ tục đầu tiên chưa? anh góp bao nhiêu?
- Rồi, anh không phải lo chuyện đó, ra nước ngoài sẽ tính sau. Miễn cho anh cũng được.

- Em làm như vậy, Anh rất áy náy, để anh về lấy "Kim Thành" chồng cho má.
- Không còn thi giờ nữa. Này anh, em sai Thường, ngườì em gái song sinh của em sáng nay đến sớm để giữ anh khỏi đi chơi. Hai người đã thân nhau chưa?

- Rồi, hai chị em giống nhau như hai giọt nước, lầm thì khổ một đời.
- Việc gì mà khổ! em nhường anh cho Thường luôn nếu cô ấy chịu. Thái độ chú tâm của Thường vào việc đốt những tấm hình cháy giở và giấy tờ của anh đã nói lên tình cảm của Thường với anh,

Như nhớ ra một điều gì, Thu chạy vào bếp lấy chai dầu lửa rồi bước ra sân đưa cho Thường:
- Em rưới dầu, giấy tờ ẩm ướt mới cháy được chứ ngồi mà đốt thế này đến bao giờ mới xong mà khói bay vào phòng ngộp thở. Làm lẹ lên, cũng sắp đến giờ rồi đấy.

- Chị lúc nào cũng tháo vát - đáng phục thật.

[ 6 ]

Ðã hơn 2 giờ trưa, người trên tầu chờ tài công nhưng vẫn bặt tăm. Dưới hầm tầu nóng nực quá, Xuân trồi lên sàn tầu, chợt thấy mấy em nhỏ đang tắm, chỉ cách nơi tầu cắm neo chừng 100m, chàng đến nói chuyện với mấy đứa trẻ và cùng tắm với chúng.

Sau 15 phút, Xuân trở lại, tầu đang rời bến chi cách bờ 30m, chàng cởi giầy định nhảy xuống nước bơi theo, một cô gái lạ mặt giữ tay chàng lại và nói:

- Tầu vừa bị cướp, không nên theo... em là người duy nhất trên tầu nhẩy xuống bến. Cả hai chị em Nguyệt Thu do dự nên bị dồn xuống hầm tầu.
- Em, bà con với Nguyệt Thu?
- Không, em là bạn cùng lớp với Nguyệt Thường, sinh viên y khoa nội trú năm chót tại bệnh viện Chợ Rẫy, thực tập ở khu Tai Mũi Họng, trưởng khoa BS Lê Hùng - người thường khám Polyp mũi cho anh và cũng là người thân của anh.
- Em tập sự với BS Hùng đã bao lâu ?
- Gần 3 tháng. Người giữ vai anh để BS Hùng đưa ống nội soi từ hốc mũi qua họng là em đó. Nhớ ra chưa?
- Nhớ, lúc đó đang khó chịu, không còn khả năng chiêm ngưỡng nhan sắc giai nhân.
- Còn bây giờ?
- đang ngắm em mỏi mắt.
- Gớm Anh quá, đươc đằng chân lân đằng đầu.
- Nói ngược lại mới gần đúng - được đằng đầu lân đằng chân.
- Chỉ được cái ăn hiếp em, không nói chuyện với anh nữa đâu.
- Không ăn hiếp nữa, Em hãy kể lại chuyện tàu bị cướp.
- Khi Anh vừa xuống bến vài phút, Hưng - người tài công dẫn hai người lên tầu gặp chủ tàu, bác của Nguyệt Thu. Hưng cho biết y chỉ là tài công đưa tầu ra đảo Phú Quốc lấy nước mắm về Sài Gòn, không có kinh nghiệm lái tầu viễn duyên vì vậy y giới thiệu Trung úy Hải và Thiếu úy Phú, trước khi giải ngũ, lái HQ tuần duyên, có thừa kinh nghiệm đưa tầu đến Songkla Thái Lan hay Bidon Malaysia.

- Trung úy Hải có thêm điều kiện gì không - cứ nói. Chủ tầu hỏi.
- Da không, chỉ xin bác cho Thiếu Úy Phú cùng đi để phụ lái.
- Còn điều gì nói thêm
- Xin cho tôi dược trọn quyền chỉ huy, mọi người phải triệt để theo lệnh tôi nhất là những lúc gặp sóng lớn hay hải tặc,

- Ðồng ý, tôi trao toàn quyền chỉ huy cho Trung úy ngay từ phút này.

Chủ tầu vừa dứt lời, Trung Úy Hải ra lệnh mọi người xuống hầm tầu Người đưa tiễn thân nhân cũng được đi luôn, không ai được xuống bến.
Ngay lúc ấy, Em nhanh chân nhẩy xuống bãi trước khi Hải rút cầu ván.

- Em thông minh quá, người nào có phước gặp em đỡ khổ.
- Anh nói vậy mà không phải vậy. Thôi mình về đi anh kẻo thiên hạ nhòm ngó.

Cách bến không xa, .dòng xe và dòng người trên cầu chữ Y vẫn di chuyển vội vã và tấp nập như mọi ngày.

VIỆT BẰNG

 


Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003