Apr 26, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
  Truyện/Ký
MÙA THU NEW ENGLAND
TRẦN DOÃN NHO

Tháng 9 năm 1993, trên con đường di chuyển từ vùng miền nam nắng ấm lên phía bắc, không biết đến một đoạn nào đó, tôi bắt đầu chú ý đến sự thay đổi màu sắc của cây lá hai bên đường. Dưới bầu trời mùa thu trong vắt, theo tốc độ di chuyển của xe từ bang này đến bang khác, các rừng cây chuyển từ xanh tới lấm tấm vàng, vàng cháy, vàng hoe, đậm dần, rồi đỏ, tía, đỏ hung…Hoa nở! Kỳ lạ thật! Tôi ngỡ ngàng vì không thể nào tưởng tượng được rằng vào mùa này hoa lại nở rực rỡ như thế. Vợ con tôi cũng ngắm nghía màu sắc thiên nhiên. Và chúng tôi bắt ðầu cãi nhau. Tôi thì cho rằng đó là hoa đang nở. Vợ và con gái tôi cho rằng đó là lá. Hai mẹ con nhất quyết không tin rằng hoa có thể nở vào mùa thu. Tôi dùng mọi lý lẽ để chứng minh rằng không thể có lá nào mà đủ màu sắc như thế. Lại nữa, theo như tôi biết, Hoa Kỳ là ðất của “kỳ hoa dị thảo”, nên có hoa vào mùa thu cũng là chuyện bình thường, không có gì khó hiểu. Hai người chịu thua, tuy vẫn không hết ấm ức.
Vì thế, khi vừa xuống xe bus tại thành phố Worcester, hai cha con tôi vội vàng chạy ra góc sân trạm xe buýt để tận mắt nhìn và tận tay sờ vào cái mà chúng tôi cãi nhau dọc đường: hoa hay lá.
Cầm những ngọn lá trên tay, tôi sững sờ: hoá ra, tất cả đều là lá! Tuyệt không có một cánh hoa nào!

**
Now I fall, now I leap and fall
to feel the leaves crush under my body, to feel my body
buoyant in the ocean of leaves, the night of them,
night heaving with death and leaves, rocking like the ocean.
Oh, this delicious falling into the arms of leaves,
into the soft laps of leaves!
Face down, I swim into the leaves, feathery,
breathing the acrid odor of maple, swooping
In long glides to the bottom of October
……..
Donall Hall (1)
Lá! Lá! Đấy là tất cả mùa thu ở vùng New England.
Kể ra thì nói thế là không phải phép lắm. Vì mùa thu ở đâu chẳng có lá. Nhất là mùa thu Việt Nam. Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san (Kiều). Anh không nghe mùa thu, lá thu rơi xào xạc, con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô (Lưu Trọng Lư). Lá bay từ muôn phía tớí đây, ngập hồn anh, rồi tình lên chơi vơi (Ðoàn Chuẩn-Từ Linh). Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về (Ðoàn Chuẩn-Từ Linh). Ngọn gió thu phong rụng lá vàng, lá bay hàng xóm lá bay sang (Tản Ðà). Ðó là trong vãn, thõ và nhạc, chứ thực ra, ở miền Trung quê tôi, lá chẳng bao giờ vàng ðều một lượt. Nên suốt mùa thu, hầu như lá vẫn xanh trên cây. Nhưng nói chung, ðối với hầu hết tất cả chúng ta, lá vàng gần như là biểu tượng của mùa thu Việt Nam. New England có khác. Mùa thu không chỉ có lá vàng. Thứ nữa, lá mùa thu không ðồng nghĩa với cái gì chết chóc, tàn tạ, héo úa, buồn thảm. Cho nên, người dân ở ðây không gọi lá mùa thu là lá úa, lá chết (dead leaves, feuilles mortes). Bởi thế mà không phải là muà thu chết. Cũng không là mùa chia ly. Cũng không phải là mùa thu Paris, trời buốt ra ði…Mùa thu âm thầm, bên vườn Lục Xâm…

Người ta gọi chung là lá mùa thu, fall foliage. Fall foliage tuy là ðiều bình thường, xảy ra hàng nãm, nhưng ðối với người New England, bao giờ cũng là biến cố trong nãm. Tiểu bang, thành phố, các quận hạt tãng thêm việc làm. Ðường dây ðiện thoại nóng ðược thiết lập từ New York ðến New Hampshire, trực ngày ðêm, sẵn sàng trả lời tất cả mọi cú ðiện thoại từ khắp nõi trên thế giới gọi về. Các ðường quê, ðường núi, ðuờng ðèo rộn rịp hẳn lên với du khách từ khắp nõi trên thế giới ðổ ðến. Ðó là những người “ngắm lá” - leaf peepers - hay là những người “sành lá” - connoisseur of leaves - “sành màu” - connoisseur of colors-.
Lá mùa thu là một bức tranh hoành tráng kéo dài từ chân trời này tõí chân trời kia, từ ðất tới mây, từ thành phố tới núi ðồi. Tin tức về lá ðược thông báo hàng ngày trên các ðài truyền hình, trên Internet, trên báo chí. Các trung tâm thông tin được thành lập tại nhiều giao lộ với các bản đồ chỉ dẫn các địa điểm ngắm lá và thời gan tốt nhất để ngắm lá. Nguời ta tổ chức các buổi lễ chào ðón lá. Mấy nãm trở lại ðây, các tiểu bang còn lập riêng một chuyến tàu chở khách đi ngắm lá vào lúc cao điểm của mùa lá. Chuyến tàu 8 ngày đi qua các vùng cao điểm của mùa lá vào những thời kỳ đẹp nhất. Chuyến tàu còn cung cấp nõi ãn, chốn ở, xe gắn máy ðể leo núi cũng nhý xuống ðèo. Giá cho một chuyến ði từ 2.100 ðến 2.800 ðô la/người.

Ở ðây, lá mùa thu là một tấm thảm màu rộng lớn với nhiều sắc ðộ khác nhau. Các nhà tự nhiên học cho biết màu lá mùa thu chẳng phải là cái gì thêm vào, mà vốn đã chứa đựng ở ngay trong mỗi chiếc lá. Đó là màu tự nhiên của mỗi loại lá, do các hoá chất gọi là anthocyanins và carotenoid tạo ra. Chất anthocyanins chứa những hoá chất màu đỏ, xanh và tía. Còn chất carotenoid chứa những hóa chất màu vàng và da cam. Về mùa xuân và mùa hạ, chất diệp lục tố tạo nên một lớp màu xanh bao phủ bên ngoài, che khuất các màu vốn sẵn của lá. Khi mùa thu đến, ngày ngắn lại, lượng ánh sáng giảm bớt và nhiệt ðộ thấp khiến cho lá trở lại tình trạng nghỉ ngõi. Chúng ngưng việc tổng hợp diệp lục tố. Màu xanh giả tạo biến mất, ðể lộ ra màu thực của chúng là vàng, da cam và ðỏ. Khung cảnh ngoạn mục nhất của mùa lá là khi toàn bộ màu sắc của nó xuất hiện hoàn toàn và màu xanh biến mất hẳn. Người ta gọi là lá “peak”, nghĩa là ðạt ðến cao ðiểm. Lá “peak” ở những thời ðiểm khác nhau trong những vùng khác nhau, thường bắt ðầu vào cuối tháng chín cho ðến hai , ba tuần lễ ðầu tháng mười. Ở vùng ðỉnh núi và ở về phía bắc, lá “peak” sớm hõn ở vùng thung lũng và các nơi ở phía nam.

Chỉ trừ cây thông xanh, Christmas tree, còn hầu như tất cả các loại cây ðều ðổi màu vào mùa thu, từ những loại cây cao to cho ðến lau lách hai bên ðường. Theo các nhà tự nhiên học, có bảy loại cây chính tạo thành cái ðẹp của mùa thu ở vùng này:
Maple. Ta gọi là cây phong. Ðây là là loại cây “báo hiệu” mùa thu. Hai loại phong chính là phong ðường, sugar maple và phong ðỏ, red maple. Cả hai ðều sinh trưởng ở vùng này, có màu vàng, cam và ðỏ. Có lá chỉ thuần một màu. Có lá tổng hợp nhiều màu khác nhau trông như tô hay vẽ bằng tay. Màu ðỏ chiếm ưu thế, trông rất bắt mắt vì nó trổ màu rực rỡ, tạo nên cảm giác phấn khích đặc biệt.
Ginkgoes là loại cây còn sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945. Ginkgoes có sức chịu đựng lạ lùng, sống dẻo dai, không cần chăm sóc, bất chấp hạn hán, thiếu đất và ô nhiễm. Ngoài màu sắc, loại cây này còn đáng chú ý vì cách rụng lá rất đặc biệt của nó: chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, cả cây đang đầy lá bỗng rụng sạch.

Oak, tức là cây sồi. Thân lớn, lá nhỏ có phủ một lớp sáp màu nâu ðỏ, nâu cháy hoặc hung. Màu sắc dịu tạo nên cái nền cho các màu ðỏ tươi, cam và vàng. Lá sồi lớn khiến ta có cảm tưởng như cây sồi phủ ðầy cả lá.
- Golden larch, thông vàng. Vào mùa hè, ðó là một loaị cây tùng bách ðẹp với lá trông như những cây kim vàng gắn quanh một cuống lá. Mùa thu, lá ðổi sang màu vàng kim loại, rồi rụng sạch khi mùa ðông ðến.

Beech, giẻ. Loại cây này có thể cao ðến 100 feet, và sống từ 3 ðến 4 thế kỷ. Lá hình ngọn giáo, thon nhỏ dần cho đến ngọn. Chúng đổi màu từ từ cho đến cuối thu thì ngả sang màu vàng nhạt.

- Zelkova, du. Đấy là một loại cây Nhật Bản có hình dạng giống cái bình. Lá hình răng cưa, quanh năm xanh và trổ sắc rực rỡ vào mùa thu.

Sumac. Thân cây nhỏ, lá kép, nhẹ, kết thành từng chùm quanh cuống lá. Hình dáng mỗi cây mỗi khác. Màu lá mùa thu trông rất dị thường, ðộc ðáo. Cây thường mọc hai bên vệ ðường, nên ðược gọi là “nữ hoàng di-gan vệ ðường”, roadside gypsy queen hay “sắc ðẹp lang thang”, vagabond beauty.

Cảnh lá ðổi màu ngoạn mục như thế, cho nên, mùa thu New England là mùa của lễ hội. Các lễ hội khác nhau ðược tổ chức ngoài trời tại nhiều vùng khác nhau, tùy theo thời ðiểm lá “peak” từng nõi. Nói ðến lễ hội, ta có cảm giác ðó là những buổi lễ lớn với rất ðông người tham dự trong một khung cảnh trang nghiêm và các nghi lễ bắt buộc. Thực ra, lễ hội cũng chỉ là những ngày hội bình thường. Ngýời ta tụ họp nhau lại ðể chào mừng hay ðể bày tỏ niềm hạnh phúc trước một sự kiện nào ðó. Các lễ hội mùa thu cũng thế. Người ta có lễ “Ngắm Ðoá Hoa Hồng Cuối Cùng của Mùa Hè”, Last Rose Viewing of Summer, thýởng thức “Những Trái Táo Cổ”, Antique Apples, ðón chào “Mùa Táo Mới”, New Apples, ði tham quan các cuộc triển lãm tranh, Last Chance Outing, nghe hòa nhạc trong các vườn cây, Music Among the Leaves, cắm trại ở bìa rừng, vừa uống cà phê vừa nghe nhạc, lại có thể ngắm những đàn chim di trú bay về phương nam, ðặc biệt là chim ưng, Hawk Watch. Rồi có thể là những chuyến bơi thuyền trên sông vào lúc sáng sớm, Morning in the River, hoặc những chuyến tham quan các vườn cây. Don’t let fall pass you by. Ðừng ðể mùa thu trôi qua! Ðó là lời khuyên, là lời mời gọi và cũng có thể là khẩu hiệu của những người yêu muà thu ở New England. Vâng, ở ðây, thiên nhiên hào phóng. Lá mùa thu không charge bạn bất cứ một phí tổn nào. Bạn hoàn toàn free khi ði ngắm cảnh lá vàng, lá chín, lá rụng.

Một “người sành màu”, ký giả Lynda Morgenroth, phát biểu: "Chúng tôi xem trọng các mùa trong năm, cá nhân cũng như tập thể. Những lễ hội mùa thu của chúng tôi là những lời tung hô cuối cùng của chúng tôi để chào tiễn biệt mùa hè, đồng thời sửa soạn đón mùa đông và nhìn thời gian chuyển động”.

**
Đúng như lời Lynda viết, quả thật, ta có thể nhìn thấy được sự chuyển dịch của thời gian qua màu lá mùa thu. Suốt mùa hè, lá xanh. Lá cứ xanh nhý thế, dù nóng dù mát. Xanh, bát ngát xanh. Màu xanh hoà nhập vào trời ðất, và các công trình nhân tạo: nhà cửa, công trýờng, xe cộ. Ta vẫn nhìn vẫn thấy lá đấy hàng ngày, hàng giờ, nhýng không ðể ý đến chúng. Chúng ta quên mất chúng. Thế mà, vào đầu tháng 9, khi cái nóng tự nhiên dịu xuống, thấp thoáng lay động trong cành cây kẽ lá là ngọn gióù đến từ phương bắc. Buổi sáng ra đường thấy không gian mờ mờ. Lạnh ngây ngấy, phơn phớt. Xuống parking lot rồi, mở cửa định đi, vội quay trở lại vào nhà, tìm cái áo khoát mùa thu. Áo tuy mỏng mảnh, nhýng ðủ âm ấm khi ði bách bộ duới cái nắng xem như ðã yếu dần. Nhìn vào khu đồi trước mặt, chợt thấy hiện ra giữa cái khối xanh um ấy loáng thoáng vết nhờ nhờ. Tựa như trên khối màu thuần chất, người họa sĩ sõ ý để vương vào đó một vết bẩn, rồi tìm cách xóa đi. Giật mình ! Lòng bỗng nhói lên một cảm giác mõ hồ, huyền hoặc. Lòng tự hỏi lòng: chả lẽ là mùa thu ! Tôi bắt chước người dân ðịa phương xứ này, không chép miệng than: “thôi thế là mùa hè ðã qua đi!”, mà lại bâng khuâng tự nhủ: "thế là, mùa lá đã đến!”, then, fall foliage comes!.

Cái vết nhờ nhờ ấy là dấu hiệu mỏng manh đầu tiên đầu tháng chín báo hiệu một giai đoạn chuyển mùa vô cùng đặc biệt ở các bang vùng đông bắc Hoa Kỳ. Cái vết ấy chỉ nhìn thấy qua một toàn khối. Bởi vì nếu nhìn từng cây, nhìn từng khóm cây, ta vẫn không thấy gì. Nhưng từ lúc ðó, từng ngày qua, cái vết nhờ nhờ ấy ðậm dần, tỏa rộng ra dần, biến thành từng mảng y như những vết nám. Lúc ðầu, chúng cách khoảng nhau, rồi dần dà nối lại với nhau ðể biến thành những dải dài pha trộn nhiều màu sắc . Càng gần ðến thu phân (23 tháng 9), màu xanh càng mất dần, ðể rồi hoàn toàn bị lấn lướt bởi sự xuất hiện ồ ạt của những tảng màu, những khối màu. Chúng biến thành một cõn sốt màu, dịch màu. Chúng gặm màu xanh. Chúng nuốt màu xanh. Chúng vồ màu xanh. Chỉ trong vòng ít tuần, toàn bộ núi rừng bị "thu hóa". Lá. Lá. Lá. Nhìn đâu cũng thấy lá. Lá nhuộm cả trời mây. Lá làm quên mất nắng và gió. Cả một vùng bao la chín hẳn đi. Muà thu chín đi. Thời gian cũng chín đi. Tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ của Đoàn Phú Tứ: màu thời gian không xanh, màu thời gian tím ngát. Vâng, thời gian ở đây vào muà thu nhuộm đầy màu sắc. Nếu nó không tím được như lời thơ của Đoàn Phú Tứ, thì cũng thấp thoáng tím bên cạnh vô số màu sắc khác : đỏ tươi, đỏ rực, đỏ cháy, đỏ tía, đỏ hung, vàng tươi, vàng ðậm, hoàng yến, nâu sẫm, nâu cháy, cam, san hô, cà rốt… Màu vàng hình như là nền, là “phông” với ðủ mọi sắc ðộ. Nổi bật lên giữa màu vàng ðó là màu ðỏ. Màu ðỏ rực lên, mời mọc, khêu gợi. Nhất là màu ðỏ ðặc biệt của lá phong, maple. Loại cây phong không ðược trồng nhiều hai bên ðường, nhýng hễ có một cây nằm ðâu ðó là y như cả vùng chung quanh bị nó thu hút. Hàng ngày , trên ðoạn ðường ði tản bộ từ bãi đậu xe công cộng đến sở làm, tôi đi ngang một cây phong, loại sugar maple. Nó nằm bên ngoài một căn nhà cổ kính. Thân thấp, cành tỏa đều chung quanh. Hàng ngày, từng lá một, rồi từng chục lá, trăm lá, ngàn lá, đổi màu. Để rồi một buổi sáng, dưới ánh mặt trời e dè chiếu ánh nắng hiền hậu , cây phong rực lên cả một vùng. Lá phong đã peak hoàn toàn. Có vàng, có tía. Nhưng màu ðỏ cứ như sấn tới với tôi, bên tôi. Nó ðè bẹp, xâm lấn mọi màu sắc chung quanh, kể cả cái thân cây màu nâu xám và các cành nhánh thô tháp của nó. Nó nằm ðó, kiêu hãnh khoe hết tiềm lực trong ngoài của nó đối với mọi vật chung quanh, như một nữ hoàng đang khoe sắc đẹp cùng với gấm vóc lụa là giữa đám quần thần.

Không phải chỉ là màu đỏ. Không phải chỉ là lá phong. Trong những buổi chiều vàng, thả bộ dọc theo những con đường vắng chạy vòng vòng kế mấy ngọn đồi, hay lái xe chạy lang thang ra vùng ngoại ô, trên các con đường quê, ta sẽ gặp nhiều cây lạ, cây mọc hoang cũng có, cây trồng cũng có. Lạ, vì không biết tên. Mà lạ cũng vì lá đổi màu "tuyệt" quá khiến cho ta chỉ còn có một cảm giác duy nhất: ngẩn ngõ! Có cây ðỏ một bên, lại vàng một bên. Có cây nhuốm trong một màu ðỏ ðậm hay nâu sậm - quá ðậm, quá sậm làm nặng trịch cả một khoảng không gian. Có cây výõn cao trong bầu trời với màu lá vàng nhạt ngả sang xanh lõ lõ nhý lá chuối non, lấm tấm thêm những vết ðỏ không ðều như tranh màu nước, nên trông có vẻ như mơ hơn là thực. Ðôi lúc gặp một dãy cây, màu huyết dụ phía dưới rồi ðỏ dần lên và trên cùng lại ðỏ tươi một cách bất thường. Có những ðoạn ðường vàng hẳn ði như bị bao phủ bởi những cây phượng vàng ðương ðộ ra hoa. Thỉnh thoảng lại gặp một bụi dây leo chằng chịt , cành nhánh bừa bộn, mà cũng rỡ ràng khoe sắc lá. Ấy thế, dù chúng chẳng cho màu nào ra màu nào rõ rệt, nhưng nhìn cũng bắt mắt đáo để. Nói chung, tất cả như cùng rộ lên, cùng nở ra màu y như mùa hoa nở, ðến nỗi dù biết rồi, tôi vẫn ngẩn ngõ không biết ðó là hoa hay là lá!

**
Quanh quẩn trong thành phố mới chỉ thấy một phần nhỏ của mùa thu. Cái cảm giác nồng nàn về mùa thu có thể bị khuất lấp bởi tiếng ðộng, bởi những hình khối cứng cáp của cuộc văn minh, bởi những hàng cây sắp xếp theo kiểu kỷ hà học nhân tạo, và sau hết, bởi những gấp gáp, vộï vã, hấp tấp. Vậy, phải nhìn một mùa thu tận mắt, tận mặt, nguyên khối, toàn khối, một mùa thu nguyên chất. Cho nên, dù có bận bịu, ít ra cũng nên đi xa, tệ lắm là một năm một lần. Vùng tôi, central Massachusetts, lá peak muộn hõn các vùng phía bắc thuộc các bang New Hampshire, Vermont. Nãm này, một tuần lễ sau ngày Columbus Day, tôi thực hiện một chuyến ði ngắm lá. Cùng ði là con tôi, anh bác sĩ Ðặng Ngọc Cương và một nguời bạn làm cùng sở, bà Helene Sohigian. Bà là một người “sành màu”, mê lá. Có lẽ vì bà là một họa sĩ, dù là họa sĩ tài tử. Năm nào, dù bận bịu, bà cũng dành thì giờ đi ngắm lá và vẽ vài ba bức tranh về mùa thu.

Chúng tôi theo hướng bắc ði về phía New Hampshire. Hết con ðường 122 North, ðến đường 2 West dẫn về Greenfield. Buổi sáng trời trong vắt. Những cụm mây nho nhỏ võ vẩn trên bầu trời, không cản ðuợc ánh nắng thu chiếu rỡ ràng qua các rừng cây. Ðuờng dây thông tin về lá cho biết tuần này lá peak ở vùng Tây Bắc. Con ðuờng số 2 chạy vòng vèo qua những cánh đồng cỏ dại, những khu đồi thấp, những khu rừng thưa, leo lên những ngọn đồi cao với những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp cây cao bóng cả. Hôm nay lá chua peak hoàn toàn vùng, nhýng cũng ðạt ðến chín mươi phần trãm. Thế là peak muộn. Ðáng lẽ ðộ này, sau ngày lễ Columbus, lá peak rồi và bắt ðầu rụng. Có lẽ vì năm nay, thời tiết mùa hè kéo dài hõn thường lệ. Một ðiều ðáng tiếc nữa là do ảnh hưởng của cơn bão đâu đó dưới miền nam, nên những trận mưa ào ạt tuần trước ðã làm cho nhiều cây trút lá sớm trước khi peak. Bởi vậy, dọc ðường, bên cạnh những cánh rừng hun hút rực rỡ màu sắc, lại hõi thất vọng khi bỗng thấy xen vào một vài nơi “những nhánh khô gầy xưõng mỏng manh”. Cây rụi lá. Ðáng tiếc!

Có lẽ chỉ trừ con ðường, còn thì tất cả ngập trong màu lá. Tôi la thầm trong bụng: kỳ diệu, huy hoàng, tuyệt hảo! Khó có đủ lời để diễn tả hết cảm giác hưng phấn - một loại hưng phấn đằm thắm - khi nhìn nguyên cả một khối không gian chìm sâu trong màu lá. Cây tiếp cây. Rừng nối rừng. Núi đuổi đồi. Những hồ nước trong veo, lặng lờ với những đám lá tản mác trên mặt. Ở một vài hồ, lá che kín cả mặt nước. Nhýng con suối róc rách qua những kè ðá màu nâu, màu ðen. Hồ Mattawa, con sông Miller, sông Falls…tất cả chín ði theo màu lá. Lau lách. Cỏ dại. Những cây sồi cổ thụ. Những cây phong, cây dẻ, cây du, cây thông vàng… Khung cảnh thỉnh thoảng ðiểm xuyết thêm một nét tuy quen mà rất lạ bởi những khóm xanh nhỏ của các cây thông, thứ cây duy nhất còn giữ được lá xanh trong mùa đông. Nhưng màu xanh nép mình, nhýờng nhịn. Dù là màu sống, màu của sinh lực, nhưng dường chúng như muốn lẩn trốn trước sự bùng nổ ồ ạt của các màu sắc khác. Màu xanh ðâm ra là màu chết giữa biển màu huy hoàng.

Chúng tôi dừng lại khá nhiều nõi dọc ðường. Những chiếc cầu. Những ngôi nhà. Những lều nhỏ với hình dáng và đường nét cổ xưa, đậm đà dáng nét thổ dân. Tạt vào đó, ta có thể nhìn thấy một số dụng cụ sinh hoạt của thổ dân cũng như những người di dân cách ðây mấy trãm nãm về trước. Cày, bừa, dao, súng sãn, cung tên…Rải rác hai bên ðường gần các khu rừng là những chiếc lều nhỏ của du khách. Họ từ phuơng xa lại, cắm trại, ðón lá peak. Ðiểm dừng cuối cùng là chiếc cầu nổi tiếng vùng này vốn là ðịa ðiểm ngắm lá hoàn toàn free. Ðó là cầu French King Bridge nằm trên ðoạn ðường có cái tên khá lạ: Mohawk Trail Highway. Mohawk Trail là tên một ðường mòn nổi tiếng ở thung lũng Mohawk, New York, nõi thổ dân bộ lạc Iroquois dùng mấy trãm nãm về trước, trong cuộc di tản về Canada thời chiến tranh cách mạng thành lập nước Mỹ. Chính trên highway này cũng là nõi thổ dân ði qua. Trên ðường, khách du lịch từ khắp nõi tấp nập tụ về, bằng xe mô tô có, bằng xe bus có, bằng xe du lịch có. Cầu là cầu ðúc, khá dài. Lối ði trên cầu khá rộng, tạo ðiều kiện cho du khách có thể ði lui ði tới, dừng lại ngắm lá, trò chuyện, chụp hình. Hai bên đầu cầu là những bãi đất trống dành làm chỗ đậu xe. Khi chúng tôi đến, bãi đậu xe đã chật ních với đủ loại xe, đặc biệt là cả mười mấy chiếc xe bus lớn xuyên bang của hãng Morgan chở du khách từ khắp nõi trên thế giới ðến. Cầu bắc ngang trên ðồi, nên giòng sông nằm khá sâu phía dưới. Ðó là giòng sông nổi tiếng Connecticut River. Giòng sông lặng lẽ chảy ngang qua dưới rừng cây phủ kín hai bên bờ. Nhiều du khách thuê thuyền bõi ngược dòng ngắm cảnh. Từ trên thành cầu, du khách chen chúc nhau ngược xuôi. Ta có thể thấy ðủ loại sắc dân. Một số mang theo kính viễn vọng ðể nhìn xa. Từ phía núi xa, thỉnh thoảng một đàn chim di trú bay về phương nam.

Lá ở ðây peak hoàn toàn. Hầu như chẳng còn thấy một điểm xanh nào giữa rừng lá. Trời mây và giòng sông nhuốm hẳn trong rừng màu. Một thảm màu. Một khối màu. Quay sang đâu cũng thấy màu. Tôi có cảm giác như muôn màu ðều có mặt, chỉ trừ màu trắng và xanh. Ðiệp ðiệp màu. Liên tu bất tận màu. Chập chùng màu. Cả ðất trời sáng lên với màu, phấn chấn với màu. Mọi nguời ðua nhau chụp hình. Ngoài toàn cảnh, nguời ta còn chụp một số cây riêng biệt, trong đó có một maple sát đầu cầu. Cây mọc từ bờ sông ở phía dưới, ngọn cây vươn cao quá thành cầu, màu vàng và đỏ rực rỡ. Lá cây trở màu sắp rụng mà trông như chín rộ tuổi xuân thì với màu đỏ lẳng lơ, khiêu khích. Anh bạn Đặng Ngọc Cương của tôi quá bận bịu với việc chụp hình. Anh chụp không biết chán. Chụp gần, chụp xa, chụp bên phải rồi lại bên trái. Chụp toàn cảnh rồi chụp từng cây. Riêng cây phong đầu cầu, anh cho biết anh đã chụp cả gần 30 tấm mà vẫn chưa có tấm nào vừa ý. Chụp hình lá mùa thu là sở thích khá đặc biệt của anh. Sống ở vùng này có đến 17 năm, hầu như năm nào, hễ đến mùa lá là anh chuẩn bị những chuyến đi xa để ngắm cảnh và chụp hình. Chụp hàng trăm tấm, lựa được vài tấm đẹp nhất treo chơi hoặc biếu bạn bè. Chiếc máy ảnh của anh, tuy không phải là loại của dân chuyên nghiệp, nhưng cũng là thứ khá ðắt tiền. Anh còn sắm thêm mấy ống kính đặc biệt để chụp gần, chụp xa. Anh bảo: “Điều quan trọng là phải chụp cho được cái thần của lá. Không phải là chỉ chụp một tấm ảnh với đủ màu sắc là được, mà phải lựa cho đúng lúc, đúng chỗ, nhất là đủ các điều kiện về ánh sáng để phản ảnh hết những điều lá muốn nói qua màu sắc của chúng". Trước bàn làm việc của anh, có ðể một bức ảnh lớn về mùa thu mà anh thích nhất. Anh cho biết: “Tôi chụp tấm này ngay khi mặt trời buổi chiều vừa ra khỏi một ðám mây lớn, nắng chiếu xuyên qua rừng lá. Phải rình chờ đúng lúc mặt trời vừa mới ló ra đấy anh ạ. Những tia nắng đột ngột này, anh xem, khiến cho màu lá nhý rực lên, reo lên. Màu vàng này, màu cam này, màu hung này, màu ðỏ týõi này….Anh xem kỹ sẽ thấy những ðiểm nhỏ màu tím. Không dễ gì mà ghi được chúng vào trong hình nếu không phải lúc". Thú thật, tôi ngýời trần mắt thịt, không thể thấy ðýợc hết những ðiều anh muốn tôi thấy trong hình, nhýng chắc chắn thấy rất rõ nỗi đam mê đặc biệt của anh đối với lá. Kể ra thì đam mê được cũng đã là một hạnh phúc !
Bà Helene thì chẳng chịu đi đâu, chọn một góc tương đối trống trải ngay góc thành cầu, dựng cái giá vẽ nhỏ nhắn của bà, tập trung vẽ. Cũng như ảnh của anh Cương, tranh của Helene chỉ toàn là lá. Tranh tuy ðầy màu sắc, nhung toàn cảnh lại toát ra cái vẻ buồn man mác, dịu nhẹ kiểu mùa thu Paris hoặc mùa thu Việt Nam với nhiều màu vàng nhạt, màu tía, nâu lẫn vào ít vệt xanh của cây thông. “Sao lại có màu xanh ở ðây”, tôi hỏi. “Có chứ, ðàng kia kìa", bà nói, tay chỉ vào một vệt xanh xa xa phía gần cuối bìa rừng. Quả thực, có một đám thông xanh ở đó. “Tranh bà "hiền" hõn ở ngoài”, tôi phát biểu. “Có lẽ. Mùa thu New England ðúng phải là một tổng hợp giữa màu vàng hoa quỳ sáng rỡ , mạnh mẽ của Van Gogh, màu lá sồi gợi cảm của Gaugin và màu ðỏ ngập ngụa, dữ dội của Han Hofman. Nhưng tôi lại không thích màu ðỏ, vì nó quá khiêu khích". "Có lẽ vì thế mà trong cả mấy bức tranh chẳng có bức nào có cái cây phong đầu cầu “, tôi cười. “Đúng, anh xem, màu đỏ của nó lẳng lơ, sexy quá! Chỉ có một mình nó vươn ra ðầu cầu. Nó muốn ghẹo khách tham quan ðấy”. “Bà làm nhu cây phong là một cô gái làng không bằng”, tôi cuời, “mà lại, tôi thấy bà vẽ không ðúng như ở ngoài”. “Tôi chỉ muợn cảnh ðể vẽ cái tôi nghĩ thôi”, Helene cuời nhẹ.

Trong lúc hai nguời chụp ảnh và vẽ, tôi và ðứa con len lỏi xuống suối, vào rừng cùng với ðám du khách nguời Pháp và Trung Hoa từ lục ðịa sang. Lá ðã đổ ngập rừng, lấp hết lối đi. Nắng xế. Càng về chiều, rừng lá càng rực rỡ. Những tia nắng từ phía tây xiên khoai chiếu xuyên qua cành cây kẽ lá khiến rừng sáng rỡ, tuởng như khung cảnh hồng hoang thời tạo thiên lập ðịa. Gió từ phưõng bắc thổi tời từng ðợt. Rào rào. Rào rào. Lá rụng. Lá rụng. Cả trời ðất rụng. Cả mùa thu rụng!

Then leaves fall. They turn, they alter and they fall. The trees that turn first drop leaves first, swampmaples shedding into their damp boggy earth, upsticking their twigs as the slower trees on the hills behind them start their journey. Then birch, popple, ash, and the great maple inaugurate their denuding, at first in the chill vinegary air one and two leaves spiraling; then by the dozen the colorful leaves diving and dancing down, divers and dancers staggering through air to rest on silvery grass; then by the hundreds the leaves reeling down, making thair solid with swirling leaf-confetti, sketching the wind’s whirling shapes on a cool morning. Oh, to stand in the woods or by the house, with the chill wind in our hair, surrounded and gently touched by the continual descent of the multitudinous reds and yellows of the abundant and generous trees.
(Donald Hall ) (2)
**
Lá rụng hết rồi, thì mùa thu cũng không còn!

Trần Doãn Nho
(trích bút ký "Loanh quanh những nẻo đường”)
___________________________________________________________________________________
Donald Hall, Kicking the leaves, bài thơ trong tập “Kicking the Leaves”, tr. 34

Tạm dịch: Lúc thì tôi ngã xuống, lúc thì nhảy lên rồi ngả xuống để nhận ra lá nằm bẹp dưới mình, để thân tôi trôi bồng bềnh trên đại dương lá, đêm của lá, đêm dâng lên với nỗi chết và lá, đong đưa như biển. Ồ, thú biết bao được ngã vào vòng tay của lá, vào cặp đùi mềm mại của lá! Mặt úp xuống, tôi bơi vào lá, nhẹ tênh tênh, nghe mùi lá phong chát, trượt dài xuống dưới ðáy thãm thẳm Tháng Mười

Donald Hall, The seasons at Eagle Pond, tập tùy bút, tr. 71

Tạm dịch: Rồi lá rụng. Chúng quay, chuyển dịch rồi rõi xuống. Cây nào ðổi màu trước sẽ rụng trước, những lá phong tách khỏi cành rõi vào khoảng ðất lầy lội ẩm ướt của chúng trong khi những cây ðổi màu chậm hõn trên những ngọn ðồi ðàng sau chúng bắt ðầu chuyến du hành. Rồi những cây phong nhỏ, cây popple, cây tần bì, và những cây phong lớn bắt đầu trút lá, trước hết là một hay hai chiếc lá xoáy vòng trong bầu không khí váng vất mùi dấm chua lành lạnh; tiếp đó hàng chục chiếc lá đủ màu rõi xuống, nhào lộn, nhảy múa, lảo ðảo xuyên qua khoảng không ðể cuối cùng nằm yên trên thảm cỏ sáng màu bạc; rồi hàng trãm chiếc lá quay vòng rõi xuống, làm cho không gian trở nên thuần một màu với hoa-giấy-làm-bằng-lá, khiến ta có thể thấy ðược những hình dáng giòng xoáy của gió trong buổi sáng ngây ngấy lạnh. Trời, thú biết bao khi đứng trong rừng hay bên cạnh nhà, với cõn gió lạnh thổi qua tóc, và ðược vây quanh, ðược chạm nhẹ bởi hàng hà sa số những lá vàng lá ðỏ rõi xuống từ những cây dồi dào và hào hiệp.

(Donald Hall là nhà thơ và nhà vãn, nguyên là giáo sư ðại học Michigan, hiện ở tại tiểu bang New Hampshire)


Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003