Apr 18, 2024   log in
 
home
thơ
danh sách tác giả
nhạc
truyện ngắn
biên khảo,phê bình
điểm sách
phỏng vấn
quan điểm
sinh hoạt văn học

ban biên tập
tìm kiếm
thư tín
giới thiệu sách báo
 
 
Giới thiệu sách báo, CD


“THE STORY OF KIM VAN KIEU” – BẢN DỊCH TIẾNG ANH TRUYỆN KIỀU Của Bạch Vân BÙI TRỌNG HỢP

Sách dày trên 300 trang in mỹ thuật, bìa
họa sĩ Vi Vi trình bày.
Ông viết nhiều sách Anh, Pháp ngữ và một
số tác phẩm tiếng Việt. Ông cũng là giáo sư một
số trường Ðại Học Mỹ, Canada, đã nghỉ hưu
nhưng vẫn năng nổ hoạt động về Văn Học và
Nghệ Thuật.

Liên lạc:

Mr. BÙI TRỌNG HỢP
4142, 42nd St. Apt # 1009
SAN DIEGO, CA 92105

HOÀNH SƠN NGÂM KHÚC, THI PHẨM CỦA NGUYỄN VĂN BẢO

Tác giả Hoành Sơn Ngâm Khúc là một
Bác Sĩ Y Khoa, tuy nhiên ông cũng là một
nhà thơ nghiệp dư.

Cõi thơ của ông có một sắc thái riêng biệt
dính dấp nhiều đến những biến cố lịch sử
nhưng cũng không kém phần lãng mạn:

“Nhìn ai vũ bụng ngẩn ngơ
Thịt da gợn sóng cho thơ gieo vần”
Belly Dance

Ngoài ra, ông xử dụng rất thành thạo những
kỹ thuật thơ hiện đại như Ðiệp ngữ, Nhân
cách hóa, ẩn dụ v.v...


“Giọt nồng hôn xuống má em
Giọt thương thôi đã thấm mềm môi non
Giọt lệ Cesarean

“ Trở về thăm viếng Hoa Cương
Công viên đã gọi lá vàng vào thu”
Cảnh Hàng Châu

“ Tóc buông ngàn sợi chuông bay bổng
Tôi ngỡ nàng chuông bước xuống đường”
Tiếng Chuông Nhà Thờ

Thơ ông ít đẽo gọt, những bài lục bát rất gần với Ca dao.

Sách dày 190 trang gồm 2,300 câu thơ, tác giả xuất bản năm 1998, giá bán 10MK.

BAO VAN NGUYEN, MD
2954 Saxon Flowere Dr
Fairfax, VA 22031


Hình ảnh
#1
#2

THU GỌI TÌNH NHÂN, THI PHẨM THỨ TƯ CỦA THẢO CHI

Nếu đòi hỏi nhà thơ phải thể hiện được ngôn ngữ thơ
qua thi phẩm của mình, Thảo Chi đã đạt dược trình dộ ấy

Thảo Chi đứng giữa hai khuynh hướng sáng tác – khuynh
hướng cổ điển truyền thống và khuynh hướng hiện đại với
các trường phái hiện thực, tân hiện thực, siêu thực, tân
hình thức v.v...

Tuy nhiên , Thảo Chi thiên về khuynh hướng cổ diển
nhiều hơn, đặc biệt nhà thơ hay dùng điển tích và từ ngữ
Hán hoặc Hán Việt:

- Ngô đồng nhất diệp bay bay
- Tàn y ai xếp? đã tàn hương

Trong 37 bài thơ trong thi phẩm THU GỌI TÌNH NHÂN
chỉ có 2 bài thơ tự do rất hay – Anh Có Về và Trời Ơi Xuân
Chỉ Là Cây Pháo.

Còn lại 35 bài là Thất Ngôn hay Thất Ngôn Biến Thể.
Lục Bát hay Lục Bát Biến Thể,
rất hiếm thơ 6 chữ hay 8 chữ.

Thất Ngôn Biến Thể: Lục Bát Biến Thể:

Con quạ kêu vang... Chị đừng
từ rạng sáng. Nhíu mặt, cau mày
Ngó ra cửa sổ Ngoan lên,
ướt hơi mưa. Thử nhoẻn miệng cười được không?

(Thảo Chi và Con Quạ) (Tâm Sự Cùng Chị)

THU GỌI TÌNH NHÂN đã biểu hiện một trong những thành công của THẢO CHI..

Nếu dứt khoát được với khuynh hướng Cổ Ðiển, Thảo Chi còn tiến rất xa như hoài bão của tác giả.

THIÊN NIÊN KỶ MỚI, ÐỘC HÀNH, TA VUI, THI PHẨM THỨ BẨY CỦA DƯƠNG HUỆ ANH.

Ðọc thơ Dương Huệ Anh có dôi điều
mâu thuẫn, thú vị. Tác giả là người nắm
rất vững Triết Học Thiền khiến cho
người đối thoại phải nể vì.

Dường như với ông Phá Chấp là bài
học đầu tiên của Triết học Thiền. Từ căn
bản đó Chân Như đã bừng sáng trong
tâm thức khi ông làm bài thơ Phá Chấp.

Giáo sư Suzuki, giảng sư Viện Triết
Học Tokyo, tác giả cuốn Triết Học Thiền
(The Philosophy of Zen) cũng dành những
chương đầu của cuốn sách để viết về
Phá Chấp.

Theo G.S Suzuki, Phật Thich Ca nói với môn đồ:
“Giáo Pháp của ta như ngón tay chỉ mặt trăng,
Chân Lý là mặt trăng. Ðừng lầm ngón tay là mặt trăng”

Nhà Thơ Dương Huệ Anh am hiểu rất tường tận Triết
học Thiền nhưng trong cuộc sống tình cảm, thực sự ông
chưa phá được Chấp và diệt được Dục:

“Tiêu Tương dù nghịch hướng Tần,
Vòng cầu quay mãi có lần gặp nhau”

Người đẹp bến Ninh Kiều cũng đã nhiều phen làm ông điêu đứng.
Ðáng yêu thay cái “nòi tinh” của loài chính tông thi sĩ.


Hình ảnh
#1
#2

VẠN THỦA CÒN YÊU, Thơ VŨ HOÀI MỸ
Tuy là thi phẩm đầu tay, thơ VŨ HOÀI MỸ
có những nét mới:

“Còn... hơi hướng cũ gối nằm,
Ngát hương tình nhớ trăng rằm soi nghiêng”
Say Yêu

Tác giả tự xuất bản năm 2003 và đã
ra mắt sách nhiều nơi. Sách dầy 130 trang,
ấn phí: 17 MK.

Liên lạc:
VŨ HOÀI MỸ
P.O. Box 2925
Garden Grove, CA 92842

ÐẶC SAN BÌNH ÐỊNH BẮC CALIFORNIA 2004
Sách dày 382 trang do Hội TÂY SƠN BÌNH ÐỊNH BẮC CALI xuất bản
Ðặc San Bình Ðịnh tập trung những bài biên khảo nói về những anh hùng của Bình Ðịnh, một vùng Ðịa linh Nhân kiệt của đất nước.
Nhiều bài Biên Khảo có giá trị l ịch sử, rất thích hợp để làm tài liệu viết sách giáo khoa.

LỤC BÁT KHỎA THÂN TRĂNG MẬT, THI PHẨM THỨ TƯ CỦA NGÔ TỊNH YÊN

Mỗi nhà thơ có một cách thế lôi cuốn độc giả,
cũng vậy, nhà thơ Ngô Tịnh Yên đã quyến rũ
được độc giả của mình bằng thể loại Lục Bát.

Nét đẹp Lục Bát của Ngô Tịnh Yên không quá
lộng lẫy nhưng rất duyên vị khiến cho người
đam mê:

Ðêm đêm,
ẩn hiện cánh dơi
Người yêu đã hóa thành người yêu tinh

Ðêm đêm,
ghì lấy ngực mình
Cho hồn vỡ nát những thành quách ma.

Xin mời bạn đọc đi vào cõi thơ Ngô Tinh Yên,
tìm hiểu nghệ thuật yêu đương KAMA SUTRA
qua những tuần trăng mật tuyệt vời...

Liên Lạc:

Ngô Tịnh Yên
P.O.BOX 11187
Westminster, CA 92685

MỘT CHÚT HIẾN DÂNG, Thi phẩm đầu tay của MIÊN DU - ÐÀ LẠT


Ðọc “Một Chút Hiến Dâng” của Miên Du
– Ðà Lạt, hình ảnh của Giảng Ðường, của
Khuôn Viên Ðại Học rất đậm nét: Ðây cũng là
“dấu ấn” của các nhà thơ sinh viên, không
chỉ với Miên Du – Ðà Lạt.

Chiều tàn trên Spellman
Giảng đường chiều ơi cô đơn.

Chiều chết trên Spellman,
Ta thấy bâng khuâng rã rời.

Ngoài ra, trong “Một Chút Hiến Dâng”
nét nổi bật trong trong nhân sinh quan
của tác giả là Triết Học Tính Không và
tinh thần Bát Nhã:

Tôi đi tìm tôi trong cõi vô thường
Hỡi cuộc đời sắc sắc, không không.

Trước Miên Du – Ðà Lạt, một thiền sư thời Lý, đã diễn tả quan điểm Triết học này:

Có thì có một mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.

Sách dầy 208 trang, bìa nhiều màu, nhiều phụ bản của các nhiếp ảnh gia.
Giá bán: 15 MK.

Tiền thu được do bán thi phẩm này được gửi cho trẻ mồ
côi ở Ðà Lạt, người cùi ở Pleiku, Thương Phế binh VNCH
ở quê nhà.

Liên lạc:

MINH TÂM NGUYỄN
2128 W. Hiawatha Ave
ANAHEIM – CA 92804


“Thơ NHƯ THƯƠNG”, THI PHẨM ÐẦU TAY CỦA TÁC GIẢ

Tình yêu là chủ đề của thơ Như Thương
Hàng ngàn thế hệ thi nhân đã viết về chủ đề
muôn thủa này nhưng mỗi người chỉ nói lên
một nét rất riêng của Tình yêu theo cảm quan
của mình.

Với Như Thương, Tình yêu là men rượu
nồng quyến rũ, nụ gai rướm máu v.v...
Tác giả đã đi từ trông ngóng, đợi chờ đến cô
đơn, rồi kết luận:

Và em biết tình yêu là hoang tưởng
Là cuồng si, ngu muội giữa đời thường

Thơ Như Thương dung dị, hiền lành như
bản chất nhà giáo của cô nhưng không
vì thế mà kém phần gợi cảm:

Xin sóng biển vỗ lưng trần con gái
Giọt mặn nồng rào rạt của đại dương

Sách dày 175 trang, không đề giá bán. Tranh bìa và Phụ bản của họa sĩ Phùng Ðạt. Tựa của nhà thơ Phan Ni Tấn.

LIÊN LẠC:

PHẠM KIM HƯƠNG
3308 Orinoco Lane
Margate, FL 33063

TRIẾT LÝ CỦ KHOAI, TẬP TRUYỆN CỦA TRÀM CÀ MAU

TRIẾT LÝ CỦ KHOAI là tập hợp 14 truyện
ngắn của nhà văn, nhà thơTRÀM CÀ MAU.
Tuy đề cập tới những phạm trù triết học
nhưng tác giả không khai triển bằng Luận Lý
mà chỉ có những mẩu truyện cụ thể, rất gần
gũi với cuộc sống thường ngày. Truyện vừa
đa dạng vừa phong phú, vừa hiệnthực vừa
giả tưởng và rất dí dỏm.

Văn phong của tác giả trong sáng, ôn hậu,
nói lên cái dung dị mà sâu sắc. Tác giả vẽ
những bức tranh, thoạt nhìn tưởng như
hoang đường nhưng đó lại là những hiện thực
xã hội trong cuộc sống mà chúng ta thường gặp.

Sách dày 262 trang, giá bán . Văn Học xuất
bản, tranh bìa của nữ họa sĩ Trấn Anh Thi.

KHOẢNG CÁCH KHÔNG MÀU, Tuyển tập THƠ của 12 Tác Giả


KHOẢNG CÁCH KHÔNG MÀU là nỗi đam mê
của 12 nhà thơ: Nguyễn Nam An, Tường Vi, Quan
Dương, Phạm Chung, Tràm Cà Mau, Trần Thị Minh
Nguyệt, Nguyễn Tư Phương, Hoàng Vi Kha, Nam
Giao, Thảo Chi, Nguyễn Ðăng Tuấn. Phạm Ngọc,
có cùng một quan điểm về Tình Yêu, Hạnh Phúc và
thân phận làm người.
Tuy nhiên mỗi nhà thơ có nét đặc trưng của
riêng mình.

Khi trời với đất miên man
Tình yêu tôi cũng thênh thang với người.
(Tường Vi - Gió)

Tóc thiếu phụ em thơm hương bồ kết
Tôi si tình như tuổi mới hai mươi.
(Quan Dương - Bến Hẹn)

Nhịp đều tim anh vỗ
Thương em ngàn vạn thương
(Tràm Cà Mau - Trăng gối tóc trùng dương)

Với Thảo Chi ghen là một hình thức yêu
không thể thiếu.

Ngoan đi nhé,
nếu dặn hoài không được,
mười ngón tay em cắn nát cho xem.
(Thảo Chi - Ghen)
v.v...

Sách dày 178 trang, không đề giá bán
Văn Tuyển xuất bản 2002. Tranh bìa của Mai Phương

ÐẶC SAN CHU VĂN AN 2004 CỦA HỘI ÁI HỮU CỰU HỌC SINH CHU VAN AN BẮC CALIFORNIA

Tìm đọc ÐẶC SAN CHU VĂN AN 2004,
bạn sẽ vừa lòng với những truyện ngắn, bút
ký đặc sắc và những bài biên khảo giá trị của
GS Nguyễn Xuân Vinh, GS Ðặng Lương Mô,
GS. Ðàm Trung Phán, BS Nguyễn Thanh Giản,
Bùi Ðức Lạc, Châu Giang, Ðinh Nhật Thịnh,
Hoàng Cơ Ðịnh, Hoàng Hà Thanh, Kim Vũ,
Phạm Nguyên Khôi, Trần Trị Chi ...

THƠ: Cung Trầm Tưởng, Cao Mỵ Nhân,
Việt Bằng, Vũ Mạnh Phát, Minh Viên,
Chuẩn Nghị, Ðào Tiến Luyện...

NHẠC : Lê Quốc Tấn

ÐẶC SAN CHU VAN AN TOÀN CẦU 2004

Trong 2 ngày Ðại Hội Chu Văn An Toàn Cầu
31/07 và 01/ 08/2004, thành phần tham dự
650 người. Ban Tổ Chức Ðại Hội nhân dịp này
đã phát hành ÐẶC SAN CHU VĂN AN TOÀN
CẦU 2004.

Theo GS Ðàm Xuân Thiều, cựu Hiệu Trưởng
CHU VĂN AN, Giáo sư và học sinh Chu Văn An
đã sống xứng đáng với truyền thống của Trường.

Trong nước có BS Nguyễn Ðan Quế tranh đấu
cho Nhân Quyền. BS Trần Ðông A đã giải phẫu
thành công trường hợp trẻ song sinh dính liền
với nhau.

Ngoài nước chúng ta vui mừng trước những đóng góp của GS Nguyễn Xuân Vinh trong ngành Khoa Học Không Gian, GS Ðại Học Nguyễn Mạnh Hùng, Luật sư Tạ Văn Tài và nhiều người khác nữa...

Ðặc san có 46 bài Bút ký, truyện ngắn và biên khảo giá trị.
cùa GS Đàm Xuân Thiều, GS Dương Minh Kính, Duy Lam,
Ðỗ Quý Toàn, Nguyễn Ðức Năng, Nguyễn Ðức An, Nguyễn ÐứcKhoát, Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Ðình Toàn, Lê Duy San, Lưu Văn Vịnh, Phạm Cao Dương, Song Thuận, Tạ Văn Tài, Vũ thế Trụ,
Dâu CVA Minh Cúc v.v...

THƠ: Nguyên Sa, Du Tử Lê, Cung Trầm Tưởng, Vương
Ðức Lệ, Việt Bằng, Ngô Tằng Giao, NguyễnTường
Vân...

ÐẠI HỘI CHU VĂN AN TOÀN CẦU 2007 TỔ CHỨC TẠI
SAN JOSE.

MỘT PHẦN TƯ THẾ KỶ THI CA VIỆT NAM HẢI NGOẠI 1
Tại Pháp, Cơ Sở Văn Hóa Pháp Việt
(France VietNam Culture) vừa phát hành 3 tập
trong trong bộ "Một Phần Tư Thế kỷ Thi Ca
Việt Nam Hải Ngoại 1975 - 2000".
Tổng cộng gần 600 bài thơ của trên 85 tác giả.

Số người làm thơ tại Hải Ngoại lên tới trên chục
ngàn người nhưng số thành danh chưa đến 200.

Tập 1 có mặt 24 nhà thơ:
- Du Tử Lê - Cao Mỵ Nhân
- Diên Nghị - Sương Mai
- Song Nhị - Trần Vấn Lệ
- Chu Vương Miện - Dư thị Diễm Buồn v.v..

Sách dày 300 trang. Tựa: Võ Ðức Trung
Bìa: Nguyễn Hữu Nhật. Phụbản: Duy Lam & Hiếu Ðệ.
Văn Hóa Pháp Việt xuất bản 2002.

Liên hệ:
France Vietnam Culture
1, Allée des Peupliers
59.320 Hallennes Lez Haubourdin - FRANCE

MỘT PHẦN TƯ THẾ KỶ THI CA VIỆT NAM HẢI NGOẠI 2

Tập 2 có 30 tác giả:
- Duy Lam - Lưu Thái Do
- Hà Trung Yên - Vi Khuê
- Hải Bằng - Vũ Hối
- Hồ Trường An v.v...

Theo nhóm chủ trương, Dòng thơ Hải Ngoại
là một vườn hoa vừa đa dạng, vừa rực rỡ
muôn màu muôn vẻ của nền văn hóa Việt Nam.

Người thưởng ngoạn dù với tư cách
tài tử hay chuyên nghiệp có thể tìm thấy ở đây
ý hướng bảo tồn và lưu trữ cho thế hệ mai
sau những dòng thơ tuyệt vời của hải ngoại.

Sách dày 370 trang. Tựa: Võ Ðức Trung
Hình bia: nhiếp ảnh gia Văn Vũ.
Phụ bản: Họa sĩ Hiếu Ðệ & Nguyễn Tư

MỘT PHẦN TƯ THẾ KỶ THI CA VIỆT NAM HẢI NGOẠI 3
Tập 3 có mặt 36 tác giả:

- Hà Thượng Nhân - Ngô Minh Hằng
- Hoàng Lộc - Phan Ni Tấn
- Hồ Công Tâm - Tràm Cà Mau
- Lạc Thủy - Tuệ Nga
- Luân Hoán - Việt Bằng
- Nguyễn Thị Ngọc Dung - Xuân Bích v.v...

Những dòng thơ của các tác giả này có
âm thanh trầm bổng, vần điệu phong phú,
hình ảnh cô đọng và nhất là có hồn thơ.

Ngoài ra, nhóm chủ trương còn tôn trọng
tuyệt đối tính thưởng ngoạn của độc giả,
không tự ý đưa ra những nhận xét riêng tư
về giá trị tác phẩm của tác giả.

Sách dày 378 trang. Tựa: Võ Thu Tịnh
Tranh bìa: Nguyễn Hồ Thủy
Phụ bản: Duy Lam & Hiếu Ðệ.

NIỀM THƠ, THI PHẨM THỨ BẨY CỦA HÀ TRUNG YÊN
Hà Trung Yên đích thực là một nhà thơ vì xử
dụng kỹ thuật thơ rất khéo, hơn nữa lại đa cảm,
đa tình, điều kiện cần và đủ dể trở thành một
nhà thơ, theo quan điểm của tác giả.:

- Hòi thăm em nhé,
Có bao giờ em nghĩ tới anh không?

- Cho thân đau đớn rã rời,
Với người năm cũ. Với người hôm nay.

- Gặp em đứng lặng mà trông,
Bóng nghiêng khuất dưới bờ sông vắng buồn.

Với Hà Trung Yên chỉ có NIỀM THƠ, niềm tin
tôn giáo dường như không có chỗ đứng trong thơ ông:

Con người là thần linh
hộ mệnh cho chính mình.

Nhân sinh quan này rất gấn với tư tưởng của Nietzsche trong câu nói thời danh “Thượng Ðế đã chết thì tôi là Thượng Ðế” (Ainsi parla Zarathustra), mà Thượng Ðế cũng
là thần linh, nói chung.

Về ý cũng như từ, thơ Hà Trung Yên dù đã đổi
mới nhưng vẫn còn mang dấu vết của thơ cổ điển:

Hạc vàng khuất bóng từ ly,
Ai nhìn khói sóng mà nghi chiều vàng.

Sách dày 130 trang, không đề giá bán, Tựa của nhà thơ
Dương Huệ Anh.Tác giả tự xuất bản

"ÐÀN CHO BIỂN HÁT " THI PHẨM THỨ HAI CỦA NHƯ THƯƠNG

Như thi phẩm trước, ÐÀN CHO BIỂN HÁT là một tập
thơ tình từ trang đầu đến trang cuối.
Như Thương viết đủ các thể loại - Thơ 5 chữ, 7 chữ,
8 chữ và thơ Tự Do, những bài thơ hay nhất trong thi
phẩm ÐÀN CHO BIỂN HÁT:

Ta lõa thể giữa đất trời, biển cả
Tóc người yêu
mây trắng
lạc phiêu bồng
Phút giao tình
sóng chợt dậy cuồng phong
(Chuyện Người Ðiên)

Như Thương đến Mỹ năm 1993, thủa tốt nghiệp trung học đã học và đọc rất nhiều thơ Hậu Hiện Ðại (Post Modern American Poetry) đang thịnh hành ở các Ðại học Hoa Kỳ.

Loại thơ này có tham vọng chuyển biến những lời nói
thông thường thành thơ, mặt khác thơ cũng được tính dục
hóa. Vì vậy, thật không lạ khuynh hướng này ít nhiều ảnh
hưởng đến thơ Như Thương...

Sách dày 102 trang, Tựa: Việt Bằng, Nhạc: Phan Ni Tấn,
Thư họa: Vũ Hối, Hình bìa và phụ bản: Như Thương.
Ấn phí: 8 Mỹ Kim.

LIÊN LẠC:

Phạm Kim Hương
3308 Orinoco Lane
Margate, FL 33063

e-mail: huong6591@yahoo.com

“HOÀI NIỆM”, Thi Phẩm Ðầu Tay của HỖNG VŨ LAN NHI
ThơVăn hiện đại hướng đến sự trở về
với thiên nhiên nhằm giải thoát con người
khỏi những thế lực chi phối có nguồn gốc
xã hội.

HỒNG VŨ LAN NHI không thuộc khuynh
hướng ấy, tác giả đến rất gần với niềm tin
tôn giáo và còn coi đó là một phương tiện
cứu rỗi:

Hãy đốt trong lòng con lửa mến
Ðể con luôn có Chúa trong hồn

hay

Nhìn lên Thánh Giá con thầm hứa
Nguyện dốc lòng thống hối, ăn năn

Thơ Hồng Vũ Lan Nhi không khác
với thơ Hàn MặcTử trong ý hướng
Tôn giáo:

Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh!
Run như run thần tử thấy long nhan

Cho dù Hồng Vũ Lan Nhi có đề cập đến tình cảm
gia đình, tình bạn và tình yêu nhưng niềm tin Tôn
giáo mới chính là sợi chỉ màu xuyên suốt chiều dày
thi phẩm Hoài Niệm.

Sách dày 303 trang, không đề giá bán, Bìa họa sĩ
Nguyễn Ðức. Lá Thắm xuất bản 2003.

Hình ảnh
#1
#2

ÂM VỌNG, TIỂU THUYẾT THỨ BA CỦA LÊ THỊ THẤM VÂN

Âm Vọng là một tiểu thuyết mới cả về hình thức lẫn
nội dung, hơi khó đọc một chút vì đòi hỏi một trình độ

- Về hình thức, Âm Vọng là một thử nghiệm mới
trong văn học hải ngoại kể cả về cấu trúc và bút
pháp..
- Về nội dung, tác giả miêu tả đời sống vật chất
của Phụ nữ trong cộng đồng người Việt ờ Hoa
Kỳ.

Tiên Dung, Mỵ Châu, Âu Cơ, Man Nương không là
những nhân vật lịch sử mà là những phụ nữ rất bình
thường sống trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Nói cách khác, 4 nhân vật đó chỉ là một nhân vật
mang tính tổng hợp của cả 4.

Nếu bạn đã từng đọc Simone De Beauvoir hay
J.P. Sartre với miêu tả về nếp sống buông thả của
thanh thiếu niên sau Thế Chiến II, trong những hầm
rượu ở St Germain, Âm Vọng sẽ rất thích hợp với
bạn.

Nếu chưa, có thể bạn sẽ dị ứng với cuốn tiểu thuyết này về
một khía cảnh nào đó.
Sách dày 365 trang, trình bày trang nhã, Anh Thư xuất bản
2003. Văn Nghệ phát hành. Giá 15 MK.

Liên lạc:
P.O Box 390910
Mountain View, CA 94039-0910

E-mail: thamvan@sbcglobal.net

VIÊN THI, THI PHẨM ÐẦU TAY CỦA NHÀ THƠ, NHÀ VĂN THÚY SƠN


Sau tập truyện "Khúc Nhạc Tương Tư", nhà
thơ Thúy Sơn vừa xuất bản và phát hành
thi phẩm "VIÊN THI".

Ông là người tinh thông chữ Hán, thường
làm thơ chữ Hán rồi dịch sang Tiếng Việt hoặc
đôi khi ngược lại.

Nhìn chung, thơ chữ Hán vẫn là sở trường
của ông. Ông .đa năng, đa hiệu làm nhiều
nghề, và giữ nhiều chức vụ khác nhau - Ðông
Y sĩ, công chức ngạch Tham sự Bộ Giáo Dục,
Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Trung
Tâm Tây BắcHoa Kỳ, nhiệm kỳ 2002-2004.

Thơ ông cũng có nhiều thể loại: Lục Bát,
Ðường Luật, Thơ 5, 7 chữ cổ điển và 1 vài
bài thơ tụ do.

Ông vốn nòi tình thương người đồng điệu,
một hình ảnh xa xưa, xa hơn nửa thế kỷ và xa hơn
nửa vòng trái đất, cũng là căn do để ông viết những
bài thơ tình lãng mạn:

Hoàng hôn rồi lại hôn hoàng
Tôi ra đầu ngõ
Thả hồn về em.

Ngoài ra, ông cũng thường xướng họa hay dịch thơ
của những nhà thơ nữ vùng Vịnh:

Bất tri tương tư thùy
Hữu nhân lai vũ lộ
Ngã vọng tín cố tri
(Thúy Sơn chuyển ngữ thơ Thảo Chi)

Mà ai đâu nhỉ
Ði trên phố
Mang đến tin người yêu dấu xưa
(Thảo Chi và con Quạ) v.v...

Sách dày 124 trang, ấn phí 10 Mỹ kim, Tác giả tự xuất bản.

Created by Hiep Nguyen, Sept. 2003